Tu Viện Vĩnh Nghiêm Giờ Mở Của Máy Bay

Tu Viện Vĩnh Nghiêm Giờ Mở Của Máy Bay

Bạn có thể thưởng thức các món chay bên trong tu viện Vĩnh Nghiêm rất ngon, đậm đà và bắt mắt. Ẩm thực chay tại tu viện mang hương vị chay thơm lừng. Đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng du Phật tử hay du khách.

Bạn có thể thưởng thức các món chay bên trong tu viện Vĩnh Nghiêm rất ngon, đậm đà và bắt mắt. Ẩm thực chay tại tu viện mang hương vị chay thơm lừng. Đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng du Phật tử hay du khách.

Khám phá kiến trúc tu viện Vĩnh Nghiêm

Với diện tích rộng lớn, ngôi chùa mang tới một quần thể kiến trúc đậm nét truyền thống từ cấu trúc tổng quan cho tới chi tiết. Tu viện là sự kết hợp xa hoa, lộng lẫy nhưng lại mang những hình ảnh rất Việt.

Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây cối, hoa cỏ, tạo nên hương thơm thoang thoảng tan trong gió. Bên cạnh tu viện có một hồ cá Koi đủ màu sắc, mang tới cho không gian thêm chút náo nhiệt.

Đặt chân vào trong chùa, du khách sẽ ngửi thấy hương khói nhang an yên, chút hương hoa quả tươi được tỉ mỉ bày biện ở các bàn lễ. Lắng nghe tiếng chuông tu viện Vĩnh Nghiêm q12 một ngày hai buổi, nhịp gõ mõ cùng lời tụng kinh cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người người an lạc, bỗng chốc trong lòng bạn cũng nhẹ nhõm, học được cách buông bỏ để trở về với chính mình.

Tu viện được mô phỏng theo một ngôi Già Lam tiêu biểu trong Phật giáo, cùng phong cách kiến trúc đậm chất đồng bằng sông Hồng. Già Lam hay còn gọi là Tăng Già Lam Ma, Tăng Viện, dùng để miêu tả kiến trúc tự viện. Một Già Lam hoàn chỉnh sẽ bao gồm 7 công trình kiến trúc chính. Theo Thiền Tông, 7 kiến trúc chính trong Già Lam bao gồm: Phật Điện, Tháp Xá Lợi Phật- hai công trình quan trọng nhất, là nơi thờ tự chính, thường nằm tại vị trí trung tâm; ngoài ra còn có Giảng đường, Lầu chuông, Kinh đường, Tăng Phòng,…

Từ phía ngoài tu viện Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc cổng Tam Quan quen thuộc trong kiến trúc xưa, đi qua một khoảng sân rộng lớn, phía chính giữa là Phật điện uy nghi. Đằng sau Phật Điện là Tổ đường, tầng trệt phía dưới Phật Điện là Giảng Đường hay còn gọi là phòng Thuyết Pháp – nơi Tăng ni, Phật tử nghe giảng pháp. Hai bên trái, phải của tu viện là bảo tháp 7 tầng được xây dựng theo kiến trúc thời Lý, Trần rất đặc trưng. Bên cạnh có lầu chuông, Tháp Quan Âm, nối tiếp hai bên dãy nhà tu viện là Tăng đường – nơi chúng Tăng cư trú.

Địa chỉ tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12

Tu viện nằm tại phường Hiệp Thành, quận 12,thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam, có tổng diện tích lên đến khoảng 17.000m2.

Ngược dòng thời gian, chúng ta hãy cùng quay về với lịch sử hình thành của ngôi chùa. Từ hàng ngàn năm trước, tổ đình Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang được xây dựng và trở thành trung tâm hành đạo của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Đến năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng tại quận 3, tp HCM. Năm 1971, tu viện được cố Hòa thượng Thích Tâm Giác khai sơ với mục đích làm tu viện.

Đến năm 2009, tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức được cấp phép xây dựng. Sau nhiều lần trùng tu, một ngôi chùa khang trang đã được được khánh thành ngày 4 tháng 12 năm 2020, tức ngày 20 tháng 10 năm Canh Tý âm lịch, vào ngày viên tịch của Hòa thượng Thích Tâm Giác.

Hướng dẫn đi đến Tu viện Vĩnh Nghiêm

Tu viện Vĩnh Nghiêm cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 15km. Nằm một vị trí ngoại thành, cách xa với trong trung tâm. Nhưng đường đi cũng khá dễ dàng, một vài hướng dẫn như sau:

Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi theo hướng Tây Bắc, hướng từ Trường Chinh về Phan Huy Ích. Đến vòng xuyến, bạn đi theo lối vào Xa lộ Hà Nội tới Thủ Đức. Tiếp tục đi khoảng 4,3km nữa. Bạn tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Văn Khương. Và đi thêm 1,4km, bạn rẽ trái vào đường HT31. Tại đây, bạn đi thêm khoảng 300m nữa sẽ thấy tu viện Vĩnh Nghiêm nằm bên phía tay trái. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps

Hoặc bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến Tu viện Vĩnh Nghiêm như xe bus số 36,62,48,146 và 78. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần chùa và đi bộ vào một khoảng cũng không quá xa.

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Tu viện có bãi giữ xe máy miễn phí kế bên rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...

Chụp ảnh tại Tu viện Vĩnh Nghiêm

Một nơi tuyệt mĩ giữa Sài Gòn vừa là nơi để có thể đến viếng hay chụp ảnh với nhiều góc chụp tuyệt vời. Với nét đẹp thật bình yên, không gian huyền ảo mát mẻ. Sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh xinh xịn sò, đẹp mắt. Nhiều người thường hay chụp với một số góc như cổng tu viện với lối kiến trúc là cổng tam quan rất bắt mắt. Hay sân cỏ gần hồ cá koi rất thiên nhiên và bình dị.

Vào những dịp Tết, các Lễ lớn của Phật giáo. Du khách và Phật tử đến đây khá nhiều, mang áo dài thướt tha để chụp ảnh cùng với những phong cảnh tu viện.

Khám phá lối kiến trúc thuần Việt độc đáo

Tu viện Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Bởi được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt. Mang đậm nét bình dị và đơn giản của dân tộc Việt Nam. Những chi tiết cụ thể về hình ảnh bình dị đó là mái ngói đỏ âm đương, được lợp một cách kĩ càng và tinh tế .

Tu viện Vĩnh Nghiêm gồm có các công trình như Chánh điện, Tổ đường, Giảng đường, Trai đường, Tăng xá, một khu tháp Tổ khai sơn, tháp Chuông, tháp Quan Âm… Toàn bộ tu viện được thiết kế và thi công bởi chính người dân Việt Nam. Tạo nên một công trình hoàn toàn thuần Việt đặc sắc. Trên các bức tường đá hay vách gỗ của tu viện được khắc họa những hoa văn rất kĩ càng, tỉ mỉ. Hay họa tiết truyền thống như mai, lan, cúc và tứ linh - 4 linh vật gồm long, lân, quy, phụng.

Ngoài ra, trên các lan can đá bậc thang của tu viện được khắc họa các hình ảnh, câu ca dao rất hay. Nhằm giúp cho việc tu tâm dưỡng tính, nhắc nhở chúng ta những đạo lý làm người cao đẹp.

Khi vào trong chánh điện (Phật điện).  Bạn sẽ nhìn thấy được sự uy nghi, tinh tế của tu viện với sắc vàng bao phủ từ các bức tượng Phật cho các cổng vòm. Cùng với đó là các bức hoành phi, câu đối được điêu khắc trên những cái cột lớn trong điện. Không chỉ để trang trí mà bên cạnh đó còn giúp cho Phật tử hay du khách được chiêm nghiệm về ý nghĩa của nó.

Khuôn viên nơi đây tràn ngập sắc xanh của cây lá. Từ những cây thông cao vút, hoa giấy dịu dàng đến những cây phượng vĩ rực rỡ. Cùng tiếng gió của những lá cây xào xạc, êm nhẹ. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng. Tô điểm thêm cho khuôn viên tu viện một vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Mang đến cho người ta cảm giác thư thái, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau những buồn phiền trong cuộc sống.

Đặc biệt, hai bên chánh điện tu viện còn được thiết kế hồ cá Koi mang nhiều màu sắc sặc sỡ. Việc nuôi những chú cá Koi vừa mang đến vẻ đẹp cho tu viện. Mà cò là lời cầu chúc đến Phật tử và du khách. Vì đây là loài cá mang ý nghĩa của sự may mắn. Thể hiện cho sự nghị lực, kiên định với mong ước của bản thân.

Nên ghé Tu viện Vĩnh Nghiêm khi nào

Thời gian lý tưởng để ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh và Tu viện Vĩnh Nghiêm khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa khô. Khung thời gian này đem lại cơ hội để khám phá thành phố. Trái ngược với những lúc mùa mưa bão, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Du khách nên nắm rõ tình hình của thời tiết để có những trải nghiệm và tham quan tuyệt vời nhất.

Bên cạnh đó bạn có thể đến đây vào các dịp Lễ lớn của Phật giáo như. Lễ Phật đản 15/04 âm lịch hay Lễ Vu lan 15/07 âm lịch hàng năm. Vào các dịp lễ này tu viện đều tổ chức để cho du khách hay Phật tử thập phương quy tụ về viếng chùa cũng như lễ bái