Suối Phượng Hoàng Thái Nguyên

Suối Phượng Hoàng Thái Nguyên

Suối Kẹm Thái Nguyên là một con suối trong lành, mát mẻ mang đến cho du  khách nhiều trải nghiệm du lịch thú vị, hấp dẫn, đặc biệt là vào những mùa tiết trời oi bức, nắng nóng.

Suối Kẹm Thái Nguyên là một con suối trong lành, mát mẻ mang đến cho du  khách nhiều trải nghiệm du lịch thú vị, hấp dẫn, đặc biệt là vào những mùa tiết trời oi bức, nắng nóng.

Suối Kẹm Thái Nguyên xanh mát, trong lành

Suối Kẹm Thái Nguyên chảy từ núi cao của dãy Tam Đảo xuống xã La Bằng nên dòng nước trong veo, mát lạnh. Làn nước len lỏi qua từng ghềnh đá lớn nhỏ, vất vả trên một chặng đường dài trước khi đến với khu vực mà du khách có thể tiếp cận và trải nghiệm nhiều hoạt động.

Lần đầu đến thăm con suối này, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những dòng nước chảy len qua những tảng đá. Nước chảy quanh năm đã mài mòn các tảng đá ở đây, tạo nên một khung cảnh rất hay ho, thú vị. Không quá lãng mạn như trong phim, không quá xinh đẹp như một thế giới cổ tích nhưng vẻ đẹp của Suối Kẹm chính là sự bình yên, trong lành.

Dọc theo hai bên bờ suối là những thảm cỏ xanh xen lẫn những bãi đá. Du khách có thể ngồi đây ngắm cảnh hoặc tổ chức một bữa tiệc picnic nhỏ tùy thích. Ở mỗi đoạn khác nhau mà dòng suối chảy với lực mạnh hoặc nhẹ khác nhau. Có những đoạn ít đá, hình thành nên vũng nước trong veo để du khách thỏa thích tắm mát.

Nếu bạn là người thích sống ảo thì điểm đến ở Thái Nguyên này cũng có nhiều góc đẹp để thả dáng. Những tảng đá lớn bằng phẳng nằm giữa dòng suối bị bào mòn thích hợp để du khách đứng vào và chụp choẹt. Chỉ cần khéo léo chọn góc chụp, bạn sẽ mang về nhiều bức ảnh thật thú vị ở con suối này.

Nước ở Suối Kẹm Thái Nguyên trong veo và sạch sẽ, du khách có thể yên tâm tắm. Nếu không thích đắm mình dưới dòng nước, bạn có thể ngồi nắm cảnh, chụp ảnh hoặc men theo dòng suối đi ngược lên cao để tìm ra nơi bắt nguồn Suối Kẹm.

Theo review của nhiều du khách, khi bọc theo bờ suối để trở ngược lên trên, bạn sẽ dần đi qua những tầng nước bọt tung trắng xóa, chinh phục những tảng đá lớn nhỏ nằm ngang nhiên giữa đường. Hành trình tuy có phần vất vả đôi chút những chắc hẳn sẽ khiến bạn có thêm nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Thái Nguyên của mình.

Trong chuyến vi vu Suối Kẹm, du khách còn có thể kết hợp khám phá những đồi chè xanh của vùng chè La Bằng nổi tiếng. Cùng với nhiều đồi chè khác thì La Bằng cũng là một tọa độ đẹp mà du khách có thể dừng chân ngắm cảnh, xin phép người dân đi vào những luống chè để thỏa thích sống ảo.

Đặc biệt, nếu đến vào đúng dịp bà con thu hoạch chè, bạn cũng có thể “xin một chân” phụ hái chè để hiểu thêm về cuộc sống của người dân bản địa. Và chắc chắn rằng, bạn không thể bỏ qua cơ hội mua những sản phẩm chè thơm ngon về thưởng thức hoặc làm quà tặng ý nghĩa.

Tips nhỏ khám phá Suối Kẹm Thái Nguyên

Từ 2017, Suối Kẹm Thái Nguyên đã bắt đầu đi vạo hoạt động du lịch, phục vụ du khách. Dọc hai bên bờ suối có những lán trại phục vụ du khách nghỉ ngơi khi đến đây. Nếu khám phá suối vào các kỳ nghỉ hoặc cuối tuần thường sẽ khá đông người.

Hiện nay, điểm dã ngoại ở Thái Nguyên này bán vé tham quan là 20.000 đồng/người và phí gửi xe. Nếu bạn thuê các lán trại này, giá sẽ là 300.000 đồng/ngày. Mức phí này phù hợp với những nhóm đông người, giúp du khách chi tiêu tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, ở Suối Kẹm hiện chưa có nhiều dịch vụ ăn uống nên du khách nên tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống. Trong tương lai, có lẽ sẽ có thêm nhiều hàng quán để du khách đến đây được phục vụ chu đáo hơn, vừa khám phá suối, vừa được thỏa thích tận hưởng thêm các hoạt đọng thú vị khác.

Suối Kẹm Thái Nguyên là một điểm đến đậm chất thiên nhiên với nhiều hoạt động ngoài trời hay ho, dành cho những ai muốn tìm về với sự bình yên, thoải mái và dễ chịu. Nơi đây tuy không quá nổi tiếng nhưng chắc hẳn là nơi mà những ai thích suối thác đều mong muốn ghé thăm.

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Rừng thông Bản Áng là 1 trong 10 điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Mộc Châu. Bây giờ, du khách sẽ ngạc nhiên trước sự đổi thay đến ngỡ ngàng của Khu du lịch rừng thông bản Áng

Đà Giang trấn (tiếng Trung: 沱江镇; bính âm: Tuójiāng Zhèn) là một thị trấn cổ và là huyện lỵ của huyện Phượng Hoàng, thuộc châu tự trị Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thị trấn này có diện tích 191,7 km2 (74,0 dặm vuông Anh) với dân số 112.200 (tính đến năm 2015). Về mặt hành chính, nó chia thành 29 làng và 7 khu, trung tâm của thị trấn nằm ở Phượng Hoàng nam lộ (tiếng Trung: 凤凰南路).[1] Thị trấn này nổi tiếng với Phượng Hoàng cổ trấn (nguyên văn tiếng Hán là Phượng Hoàng cổ thành; 凤凰古城[2]), một trong những điểm du lịch được xếp hạng 4A và quan trọng nhất ở Hồ Nam.[3]

Phượng hoàng cổ trấn được liệt kê vào danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO theo hạng mục di sản văn hóa vào ngày 28 tháng 3 năm 2008. Ngày nay, nơi này thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm.

Đà Giang là một thị trấn cổ của Ngũ Trại Ty thành (五寨司城), thành trì thủ phủ của Thổ ty Ngũ Trại dưới thời nhà Nguyên. Phượng Hoàng doanh được thành lập vào năm 1704 sau đó trở thành Phượng Hoàng quan sảnh vào năm 1736 trước khi trở thành Ban chỉ huy quân sự Phượng Hoàng. Đến năm 1912, thành lập huyện Phượng Hoàng và thị trấn này sau đó trở thành huyện lỵ của huyện. Năm 1942, Trấn Can trấn được đổi tên thành Đà Giang trấn, theo tên của con sông Đà Giang chảy qua.[4] Năm 2005, thị trấn được mở rộng lên thành 116,7 km2 (45,1 dặm vuông Anh) với 6 khu và 24 làng (tính đến năm 2011). Đến ngày 30 tháng 11 năm 2015, Quan Trang hương tiếp tục được xác nhập, nâng tổng diện tích thị trấn thành 191,7 km2 (74,0 dặm vuông Anh)

Thị trấn này nằm ở phía đông của huyện Phượng Hoàng.

Đây là một trong những thị trấn văn hóa lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc với Vạn Lý Trường Thành Miêu Giang, những ngôi nhà treo leo, quần thể kiến ​​trúc cổ và hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là Phượng Hoàng cổ thành (凤凰古城堡) và Khu cư trú cũ của Thẩm Tùng Văn (沈从文故居) đều là những địa điểm thu hút khách du lịch.