Hỗ Trợ Cộng Đồng Địa Phương

Hỗ Trợ Cộng Đồng Địa Phương

Doanh Nghiệp Xã Hội (DNXH) Hải Đănglà tổ chức dẫn dắt trong vận động và đảm bảo Quyền, Côngbằng, Sức khỏe và sự Phát triển bền vững của cộng đồng LGBTIQ+tại Việt Nam từ năm 2004.

Doanh Nghiệp Xã Hội (DNXH) Hải Đănglà tổ chức dẫn dắt trong vận động và đảm bảo Quyền, Côngbằng, Sức khỏe và sự Phát triển bền vững của cộng đồng LGBTIQ+tại Việt Nam từ năm 2004.

VHO – HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Nghị quyết số 29, quy định chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có hiệu lực từ ngày 12.8.2024.

Theo đó, mức hỗ trợ chi phí hỏa táng và chi phí vận chuyển thi hài đi hỏa táng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp chi trả chi phí dịch vụ hỏa táng cho người chết, như sau: Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hỏa táng và không mai táng thì mức hỗ trợ 15 triệu đồng/trường hợp tại địa bàn huyện Lý Sơn; 13 triệu đồng/trường hợp tại địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ; 10 triệu đồng/trường hợp tại địa bàn các huyện còn lại, thị xã Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hỏa táng và có mai táng thì mức hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ theo quy định này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi mai táng phải thực hiện đúng diện tích đất cho mỗi phần mộ cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguyện vọng mai táng đối với những trường hợp đã hưởng chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng theo quy định này, thì phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước 50% số tiền đã nhận hỗ trợ theo quy định này trước khi thực hiện mai táng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi mai táng phải thực hiện đúng diện tích đất cho mỗi phần mộ cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thời gian hỗ trợ thực hiện cho đến khi trên địa bàn tỉnh có cơ sở hỏa táng đi vào hoạt động.

Hỗ trợ hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng

Đây là chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tiếp tục hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện hiệu quả chỉ tiêu số 13.5 “Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả” theo hướng dẫn tại Quyết định số 1680/QĐBNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan; đồng thời, rà soát, bổ sung nội dung, hướng dẫn đánh giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng kế hoạch bố trí các nguồn vốn được giao từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để hỗ trợ hoạt động cho các Tổ khuyến nông cộng đồng theo đúng quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quan tâm, chỉ đạo ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp, trên cơ sở đề xuất của Tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ hoạt động theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị có liên quan tiến hành thành lập mới các Tổ khuyến nông cộng đồng; củng cố và kiện toàn nhân sự của các Tổ khuyến nông cộng đồng đã thành lập; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng v.v..

Ngày 9/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.

Quyết định nêu rõ, hỗ trợ 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3.

Các địa phương được hỗ trợ theo quyết định này với số tiền cụ thể là: Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 30 tỷ đồng, Hải Dương 20 tỷ đồng, Yên Bái 20 tỷ đồng, Hưng Yên 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3.

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực, sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng đã báo cáo về việc hiện nay tự cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Do đó, ngân sách trung ương sẽ xem xét, hỗ trợ khi các địa phương có đề xuất.

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 17 giờ ngày 9/9, đã có 71 người chết và mất tích do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Cụ thể, đã có 49 người chết, 22 người mất tích, trong đó thiệt mạng do bão 12 người; sạt lở đất, lũ quét 53 người; do lũ cuốn 6 người. Số bị thương là 732 người.

Trước đó, theo bản tin lúc 15 giờ 30 phút ngày 9/9/2024 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Lục Nam sẽ xuống mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang tiếp tục lên nhanh vượt mức báo động 2 vào sáng 10/9, tại Vụ Quang tiếp tục lên nhanh vượt mức báo động 1 vào chiều 10/9.

Đến 17 giờ ngày 9/9, đã có 71 người chết và mất tích do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Số bị thương là 732 người.

Lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái sẽ biến đổi chậm duy trì ở mức trên báo động 3 (lũ tại Yên Bái tương đương năm 2008). Lũ trên sông Thao tại Phú Thọ tiếp tục lên vượt mức báo động 1. Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên mức báo động 3, sông Thương lên trên mức báo động 3 và sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 2.

Lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống dưới mức báo động 1. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh ở mức báo động 1 vào đêm mai (10/9).

Ngoài ra, theo dự báo của các chuyên gia khí tượng, từ nay đến ngày 11/9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ.

Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2-báo động 3, có sông trên báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng-Thái Bình.

Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng-Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng-Thái Bình.