Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp Phú Yên, Khánh Hòa; phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông; phía tây giáp Campuchia. Diện tích toàn tỉnh trên 13.000 km2.
Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp Phú Yên, Khánh Hòa; phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông; phía tây giáp Campuchia. Diện tích toàn tỉnh trên 13.000 km2.
Campuchia, được mệnh danh là “đất nước chùa tháp”, nằm ở tây nam bán đảo Đông Dương; phía tây và tây bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía đông bắc giáp Lào, phía nam giáp biển. Thủ đô Phnom Penh là thành phố lớn nhất và trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia.
Campuchia có diện tích 181.035 km2, với một nửa là đồng bằng tập trung ở hướng nam và đông nam, còn lại là đồi, núi bao quanh đất nước. Hệ thống sông ngòi của Campuchia tập trung trong các lưu vực chính, như Biển Hồ (Tonle Sap) và vịnh Thái Lan. Sông Mekong chảy dài từ bắc
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc tính đến ngày 31/10/2023, dân số hiện tại của Campuchia là 17.456.634. Dân số Campuchia hiện chiếm 0,22% dân số thế giới, đứng thứ 71 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 mà Chính phủ Campuchia cho biết, tính đến ngày 3/3/2019, tổng dân số quốc gia này 15.288.489 người, trong đó nam giới: 7.418.577 người; nữ giới: 7.869.912 người.
Tổng dân số tăng 1.892.807 người, tương đương 14,1% trong 11 năm qua (2008-2019). Số liệu này không bao gồm người Campuchia ở nước ngoài.
Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2019, tốc độ tăng trưởng dân số hằng năm của Campuchia giảm từ 1,5% trong giai đoạn 1998-2008 xuống mức 1,2% trong giai đoạn 2008-2019, cao hơn 1% so với tốc độ tăng trưởng trung bình ở Đông Nam Á.
Lưu ý, số liệu này không bao gồm người Campuchia ở nước ngoài.
Người Khmer là dân tộc lớn nhất ở Campuchia, chiếm khoảng 90% tổng dân số. Người Khmer sinh sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Mekong và đồng bằng trung tâm.
Ngoài ra, tại Campuchia còn có nhóm “dân tộc thiểu số bản địa” và “dân tộc thiểu số không bản địa”.
Các dân tộc thiểu số bản địa hay còn gọi chung là “Khmer Loeu” (Khmer thượng/Khmer vùng cao) phần lớn sinh sống tại các tỉnh miền núi xa như Ratanakiri, Mondulkiri, Stung Streng và Kratie. Nhóm này có khoảng 17-21 dân tộc riêng biệt, có ngôn ngữ thuộc hệ Nam Á liên quan đến tiếng Khmer.
Các dân tộc thiểu số phi bản địa bao gồm: người Campuchia gốc Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chăm, người Thái và người Lào. Đây hầu hết là những người nhập cư và con cháu của họ sống trong cộng đồng Khmer, đã tiếp nhận văn hóa, ngôn ngữ Khmer.
Người Campuchia gốc Việt là nhóm dân tộc thiểu số phi bản địa lớn nhất tại Campuchia. Theo thống kê năm 2022, có khoảng hơn 100.000 người Campuchia gốc Việt sinh sống tại đây. Người Campuchia gốc Việt tập trung ở những đô thị như Phnom Penh, song một số đáng kể sống dọc theo sông Mê Kông, sông Bassac và vùng Biển Hồ (Tonle Sap) mưu sinh bằng nghề chài lưới.
Người Campuchia gốc Hoa là người Trung Quốc nhập cư từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc trong suốt lịch sử hình thành và phát triển Campuchia.
Trong thời kỳ cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, người Campuchia gốc Hoa là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia với con số ước tính khoảng 425.000 người. Tuy nhiên, đến năm 1984 chỉ còn khoảng 61.400 người Campuchia gốc Hoa còn ở lại. Đây có thể là hậu quả của chiến tranh, tình trạng kinh tế đình đốn, Khmer đỏ và di cư.
Hiện nay, nhóm người Campuchia gốc Hoa nổi tiếng với các hoạt động kinh doanh lâu đời của mình trên đất nước Chùa tháp.
Người Chăm sinh sống tại đất nước này hầu hết
của vương quốc Champa trong lịch sử. Họ sinh sống xen kẽ với người Khmer tại vùng đồng bằng trung tâm. Đại đa số người Chăm theo đạo Hồi.
Ngoài ra, còn có một số lượng ít người Thái và người Lào sống dọc theo sông Mekong ở biên giới phía Đông bắc. Người Kola có văn hóa giống người Myanmar, những người đã ảnh hưởng rõ rệt đến văn hóa của tỉnh Pailin.
Dân số đô thị của Campuchia đang gia tăng và hiện chiếm khoảng 25% tổng dân số cả nước. Thủ đô Phnom Penh là nơi có dân số tập trung đông nhất với 2.129.371 người, tỉnh Kep tập trung dân số ít nhất với 41.798 người.
Theo Viện Thống kê Quốc gia Campuchia, dân số đô thị năm 2020 đạt trên 2,4 triệu người.
Dân số thành thị Campuchia năm 2022 là 4.211.076, tăng 2,91% so với năm 2021. Dân số thành thị Campuchia năm 2021 là 4.092.180, tăng 2,99% so với năm 2020. Dân số thành thị Campuchia năm 2020 là 3.973.287, tăng 2,98% so với năm 2019. Dân số thành thị Campuchia năm 2019 là 3.858.254, tăng 2,94% so với năm 2018.
có thể là do các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng được cải thiện và cơ hội giáo dục và việc làm ở các thành phố.
Tỷ lệ giới tính theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là: 94 nam/100 nữ. Tỷ lệ này không thay đổi so với năm 2008.
Theo nguồn danso.org, tính đến ngày 31/12/2022, dân số Campuchia ước tính là 17.278.043 người, tăng 222.189 người so với dân số 17.058.454 người năm trước.
Năm 2022, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 251.756 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -29.567 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,955 (955 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2022 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
Trong năm 2022 tại Campuchia có 354.991 trẻ được sinh ra 103.234 người chết.
Tính đến ngày 31/12/2022, số lượng 8.440.169 nam giới; 8.837.874 nữ giới.
Mật độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của Campuchia chia cho tổng diện tích đất của đất nước. Tổng diện tích là tổng diện tích đất và nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Campuchia.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, mật độ dân số của Campuchia là 86 người/km2. Tính đến 31/10/2023, mật độ dân số của Campuchia là 99 người/km2.
Mật độ dân số thấp ở Campuchia một phần là do đất nước có diện tích đất rộng lớn và nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Thành phố và thủ đô lớn nhất là Phnom Penh , với dân số 1,4 triệu người, hay 2,2 triệu người ở khu vực đô thị. Thành phố lớn nhất tiếp theo là Battambang, với dân số chưa tới 200.000 người.
một hình đồng hồ cát. Đây là do tác động của chiến tranh và chế độ chuyên chế trong quá khứ.
Theo dữ liệu gần đây nhất, theo ước tính năm 2021, tỉ lệ phần trăm của các nhóm tuổi khác nhau trong dân số Campuchia là như sau:
Độ tuổi từ 15 đến 64: khoảng 63%.
Độ tuổi từ 65 trở lên: khoảng 6%.
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế của Campuchia cũng đang tạo ra những thay đổi về cấu trúc tuổi trẻ của dân số. Tuy nhiên, đồng thời có sự gia tăng của nhóm tuổi già hơn do tăng tuổi thọ và cải thiện trong y tế và chăm sóc sức khỏe. Lưu ý rằng các con số này chỉ là ước tính và có thể thay đổi theo thời gian.
Trong năm 2023, dân số của Campuchia dự kiến sẽ tăng 217.033 người và đạt 17.492.641 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 209.490 người.
Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 7.543 người. Điều đó có nghĩa
để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
Tỷ lệ tăng dân số giảm có thể do nhiều yếu tố, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, trình độ học vấn tăng lên và cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Bất chấp sự suy giảm, Campuchia vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến đô thị hóa nhanh chóng và nghèo đói.
Theo số liệu của trang web danso.org, tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Campuchia là 70,3 tuổi. Con số này thấp hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi). Tuổi thọ trung bình của nam giới là 68,0 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 72,5 tuổi.
Trong phát biểu tại thủ đô Phnom Phenh vào tháng 6/2023, nguyên Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Husen khẳng định rằng dân số Campuchia sẽ sớm đạt 20 triệu người và sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Theo Viện thống kê Quốc gia Campuchia dự báo, dân số nước này sẽ tăng từ 16.078.660 người (dân số cơ sở) lên 18.496.923 vào năm 2030 và lên 20.368.188 vào năm 2050.
Đây là mức tăng trung bình hàng năm là 1,27% từ năm 2019 đến năm 2030 và 0,76% từ năm 2019 đến năm 2050. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm 2030 đến năm 2050 là 0,48 phần trăm.
Trao xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Tỉnh Vĩnh Long có 23 DTTS, với 26.596 người DTTS (chiếm 2,6% dân số toàn tỉnh). Trong đó, có 22.630 người Khmer (chiếm 2,21%); 3.627 người Hoa (chiếm 0,35%); các dân tộc khác 339 người (chiếm 0,03 %). Người Khmer sống ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tập trung chủ yếu ở 48 ấp, 10 xã và một thị trấn thuộc ba huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh… Tính đến cuối năm 2022 (theo tiêu chí đa chiều), Vĩnh Long còn 5.906 hộ nghèo (chiếm 2,01%), hộ cận nghèo còn 10.046 hộ (chiếm 3,42%). Trong đó, hộ nghèo DTTS là 936 hộ (chiếm 10,12% so với hộ DTTS), hộ cận nghèo DTTS là 886 hộ (chiếm 9,57% so với hộ DTTS).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình) tỉnh Vĩnh Long được triển khai thực hiện 8 dự án, với tổng kinh phí thực hiện trên 103 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 83,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương là trên 13 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là trên 4 tỷ đồng, vốn huy động khác là 2 tỷ đồng.
Năm 2022, tổng kinh phí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh hơn 16 tỷ đồng để thực hiện 8 dự án thuộc Chương trình. Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt danh sách cho 28 hộ nghèo vay vốn chuyển đổi nghề (Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn hai tỷ đồng cho 28 hộ nghèo ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh vay vốn chuyển đổi nghề); đầu tư triển khai 8 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS ở hai xã Tân Mỹ và Trà Côn (huyện Trà Ôn), với tổng kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt cho 239 hộ DTTS với kinh phí 718 triệu đồng; đầu tư dự án phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với tổng kinh phí thực hiện 5,5 tỷ đồng...; tình hình hoạt động y tế trên địa bàn các huyện, thị xã có đông đồng bào DTTS sinh sống ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh được duy trì, tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế hơn 90%… Đặc biệt, MTTQ Việt Nam các cấp đã triển khai xây dựng 307 căn nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc Khmer, trị giá hơn 15 tỷ đồng.
Trên địa bàn các xã đông đồng bào dân tộc của tỉnh có 15 trường mầm non và phổ thông (có ba trường đạt chuẩn quốc gia); các xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả, đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và quản lý, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2021-2022 đạt 100%, nhiều em đã thi đỗ vào trường đại học, cao đẳng và học nghề... UBND các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh phê duyệt danh sách bổ sung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tổng số người được gia hạn cấp thẻ bảo hiểm y tế là 35.280 người.
Nhiều xã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, làm thay đổi đáng kể đời sống vùng đồng bào dân tộc Khmer, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương. Trong đó, điển hình là xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn - là huyện vùng sâu của tỉnh), xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình).
Xã Loan Mỹ là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất của huyện Tam Bình, với hơn 43% dân số là người dân tộc Khmer. Năm 2022, xã hỗ trợ vay vốn hơn 3,5 tỷ đồng, xây dựng 44 căn nhà giúp đồng bào, kéo nước máy cho 30 hộ khó khăn, giúp bà con ổn định sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững; phối hợp mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế như: Nuôi bò, trồng nấm rơm, trồng sen, đưa cây màu xuống ruộng... Những năm qua, xã vận động chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa không hiệu quả sang phát triển kinh tế vườn, trồng cây màu được 64,3ha, phát triển được nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả khá tốt, tăng giá trị lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa, tăng thu nhập bình quân 43 triệu đồng/năm. Xã Tân Mỹ là xã có đông đồng bào Khmer (chiếm 46%). Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách và dự án đầu tư phát triển, đời sống đồng bào Khmer Tân Mỹ đã thay đổi đáng kể. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, trường, trạm… được quan tâm đầu tư kịp thời; phong trào chăn nuôi, gia súc, gia cầm, thủy sản cũng có bước phát triển đáng kể; nhiều hộ dân biết tận dụng tốt các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đúng hướng, từng bước có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, hộ dân tộc Khmer nông thôn trên địa bàn huyện Trà Ôn sử dụng điện chiếm 99,81%; hộ dân nông thôn sử dụng nước máy tập trung, chiếm 93,3% đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt.
Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, ngày 05/9/2022, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1812/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, với mục tiêu nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS...
Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025: mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và đặc thù vùng đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 2% năm; trên 50% số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 37.585 km đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của người dân; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho hơn 809 hộ; xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; giải quyết đất ở tối thiểu cho 10 hộ; giải quyết nhà ở tối thiểu cho 179 hộ...
Từ lâu đã nổi tiếng là một địa điểm mà bất cứ phượt thủ nào cũng muốn được một lần chinh phục. Không chỉ mang đến cho khách thăm quan những phong cảnh hùng vĩ, rợp ngợp, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà còn là nơi hoa nở bốn mùa với những sắc thái và đặc trưng riêng biệt: Vàng rực của Hoa Cải, Tim mộng mơ của Tam Giác Mạch, Trắng muốt như sương của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn.
Tất cả những điều đó đã đủ để bạn xách ba lô lên đường và có một chuyến hành trình khám phá thú vị trên mảnh đất “hoa nở trên đá” này hay chưa? Nếu bạn đang cư trú tại Vĩnh Phúc và muốn di chuyển đến trải nghiệm Hà Giang thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. Với kinh nghiệm làm trải nghiệm lâu năm, Vietsense Travel sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về Hà Giang và gợi ý cho bạn lịch trình Chương trình Hà Giang từ Vĩnh Phúc với những điểm đến độc đáo và ấn tượng nhất! Cùng theo dõi ngay nhé!
Có bông hồng nào lại không có gai, có vẻ đẹp mỹ lệ nào lại dễ dàng bị chinh phục. Hà Giang rất hùng vĩ, đẹp và thơ mộng, tuy nhiên đi kèm với vẻ đẹp ấy là cả một hành trình chinh phục không hề dễ dàng, đòi hỏi người khám phá phải đủ bản lĩnh, quyết tâm và niềm đam mê, yêu thích. Nổi tiếng với những cung đường hiểm trở cheo leo, tỉnh trải nghiệm Hà Giang thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, nơi tiếp giác với nhiều tỉnh thành của Việt Nam mà có một mặt giáp với Trung Quốc.
Hà Giang đẹp là thế mà cũng hiểm trở là thế!
Nơi đây không chỉ có những cung đường đèo hùng vĩ, những thung lũng nằm yên trong sương mờ đẹp như thi như họa mà còn có những cánh đồng hoa ngát hương cùng với những thị trấn êm đềm, bình yên đến lạ. Ở đó có những con người giản dị, mộc mạc, chân chất và hiền hậu cùng những nét văn hóa đặc sắc đã đi theo họ từ thế hệ này sang thế hệ khác, hứa hẹn sẽ mang đến cho khách thăm quan Hà Giang những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên nhất!
Không phải là vùng núi cao nguyên rợp ngợp như hành trình Hà Giang, Vĩnh Phúc lại là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía bắc của Vĩnh Phúc giáp với tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía nam giáp thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ thuộc Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh thuộc Hà Nội.
Cách Hà Nội 60 km về phía Bắc, Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm giữa ranh giới chuyển giao giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du- miền núi Bắc Bộ. Vì thế, địa hình của Vĩnh Phúc rất đa dạng với đầy đủ dạng núi cao, trung du thoải dần và bằng phẳng. Chính điều này đã tạo cho Vĩnh Phúc sự phong phú trong cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây được biết đến với các danh thắng nổi tiếng như Tam Đảo, hồ Đại Lải, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, các làng hoa, làng nghề truyền thống…
Hà Giang là mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc, nằm ở khu vực vùng núi Đông Bắc của Việt Nam. Còn Vĩnh Phúc lại là tỉnh nằm ở khu vực ranh giới giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du - miền núi Bắc Bộ. Theo google maps, Hà Giang cách Vĩnh Phúc khoảng 223 km, quãng đường này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào tuyến đường và phương tiện bạn lựa chọn.
khách thăm quan Hà Giang hãy lên kế hoạch lịch trình trước cho chặng đường từ Vĩnh Phúc đi Hà Giang cũng như có phương án dự phòng cho những trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Điều quan trọng nhất khi đi xe khách Vĩnh Phúc Hà Giang là vé xe nếu không có vé xe thì chắc chắn khách thăm quan không thể lên đường được rồi.
Khi đi xe khách từ Vĩnh Phúc đi thăm quan Hà Giang việc chọn một chỗ ngồi phù hợp sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái trong suốt cả chuyến đi. Đối với những người hay bị say xe tốt nhất nên chọn chỗ ngồi ở giữa hoặc ở đầu xe, đừng nên ngồi cuối.
khách thăm quan Hà Giang có thể mang theo chăn hoặc gối để có thể có một giấc ngủ thoải mái trên chặng đường từ Vĩnh Phúc đến Hà Giang. Nhớ mang theo thuốc để phòng tránh một số bệnh như cảm, sốt, say tàu xe …Bên cạnh đó, lữ khách Hà Giang có thể mang theo smartphone, máy tính bảng, laptop…để giải trí trong suốt quãng đường di chuyển
Khi lên xe, khách thăm quan Hà Giang nên để ý và nhớ biển số xe và tên nhà xe, đề phòng trường hợp lúc xe nghỉ cho khách xuống nghỉ ngơi, ăn cơm đến lúc lại lên nhầm xe.
Đối với những đồ đạc gọn nhẹ, khách thăm quan Hà Giang có thể mang lên xe và để cạnh người trong suốt hành trình trên xe khách Vĩnh Phúc Hà Giang. Còn đối với những đồ vật cồng kềnh phải gửi vào khoảng phụ, Lữ khách nên đánh dấu ghi rõ tên, địa chỉ, SĐT phòng trường hợp bị thất lạc.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và tránh bị lỡ kế hoạch hành trình của mình, có thể lựa chọn các chuyến xe khách đi vào buổi đêm. Như thế bạn có thể dành một đêm thoải mái ngủ trên xe, để sáng hôm sau thức giấc là tới được tỉnh trải nghiệm Hà Giang rồi. Rất tiện lợi phải không nào?