Lăng Bác điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Mọi người tới thăm viếng lăng Bác để thể hiện sự ngưỡng mộ và biết ơn Người. Ngoài ra, nơi đây còn là công trình mang đậm giá trị văn hoá dân tộc Việt. Nếu bạn có một lần đến Hà Nội hãy ghé thăm Bác.
Lăng Bác điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Mọi người tới thăm viếng lăng Bác để thể hiện sự ngưỡng mộ và biết ơn Người. Ngoài ra, nơi đây còn là công trình mang đậm giá trị văn hoá dân tộc Việt. Nếu bạn có một lần đến Hà Nội hãy ghé thăm Bác.
Thăm viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được mọi người đặt trong lịch trình du lịch Hà Nội. Nếu bạn cũng có dự định như vậy hãy xem lịch mở cửa vào thăm viếng trước khi đến. Đây là nơi rất tôn nghiêm nên mọi người phải đảm bảo giữ được sự yên tĩnh và quy chuẩn.
Thời gian mở cửa Lăng Bác để khác đến thăm được chia khác nhau theo mùa ở Hà Nội.
Mùa hè, tức là tháng 4 đến tháng 10, lăng chỉ mở vào buổi sáng. Thời gian mở cửa từ 7h30 đến 10h30 trưa. Riêng những ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ sẽ mở cửa từ 8h00 sáng đến 11h00 trưa.
Mùa đông, tức là từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau, lăng mở cửa đón khách từ 8h00 đến 11h00 trưa. Các ngày lễ và cuối tuần sẽ mở cửa từ 8h00 đến 11h30, kéo dài hơn 30 phút so với ngày thường.
Bạn nên ghi nhớ trong tuần lăng Chủ tịch không mở cửa đón khách vào ngày thứ hai và thứ sáu mỗi tuần. Các ngày lễ, tết đặc biệt nào trùng vào hai ngày này thì mọi người vẫn được vào thăm như ngày thường. Nắm được lịch hoạt động cho khách thăm viếng lăng ở đầy, mọi người sẽ chủ động nhiều hơn cho lịch trình của mình.
Khuôn viên lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có khá nhiều điểm thăm quan hấp dẫn. Lăng Bác khá rộng nên mọi người hãy đi theo thứ tự chúng tôi hướng dẫn. Chắc chắn bạn sẽ khám phá được hết những điểm đến nổi bật.
Nếu đến thăm lăng Bác lần đầu mọi người hãy dành thời gian nhiều hơn để tìm hiểu lịch sử từ di tích. Nhà sàn Bác Hồ ở gần cổng số 19, cụ thể gần cổng chờ 19 Ngọc Hà, Đống Đa. Tại đây, mọi người người có thể trải nghiệm không gian đẹp tuyệt vời. Cùng với đó, khách thăm quan được tìm hiểu văn hoá, lối sống của Người.
Điểm thư hai, dừng cho cho hành trình khám phá lăng Bác. Con đường đến đến chùa không khí vô cùng mát mẻ. Cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh như được tái hiện trước mắt. Từng cảnh quan hết sức bình yên và thoải mái cho du khách ghé thăm.
Khu vực quảng trường Ba Đình là nơi mọi người đến để nghỉ chân. Đây cũng là nơi mọi người chọn để trải nghiệm chân thật lễ thượng cờ và lễ hạ cờ.
Lễ thượng cờ được thực hiện lúc 6h sáng. Còn lễ hạ cờ được diễn ra vào lúc 21h hằng ngày. Chứng kiến khoảnh khắc lá cứ được tung bay lên bầu trời rất tuyệt vời.
Lăng Bác Hồ điểm đến của tất cả mọi người khi đến Hà Nội. Bạn muốn có sự thuận tiện trong cả hành trình thì cần chú ý các điểm sau:
- Giờ mở cửa thăm quan chỉ có buổi sáng vào khoảng từ 8h00 sáng.
- Trang phục đến viếng lăng Bác phải đảm bảo lịch sự nhất. Khách nhớ tránh đồ bị ngắn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn.
- Lăng Bác là nơi rất tôn nghiêm, bạn cần phải giữ được thái độ tốt nhất. Hành động đi lại cần nhẹ nhàng, xếp hàng đúng quy định.
- Vào trong lăng, mọi người đều phải bỏ mũ và không để tay trong túi.
- Không ghi hình ở trong lăng,...
Trên đây là kinh nghiệm cho hành trình viếng
. Mọi người sẽ có được những kỷ niệm tuyệt vời khi đến với Lăng của chủ tịch. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Tôi đã làm khá nhiều nghề. Từ nông dân, bảo vệ, bán vé hội chợ, giữ xe đạp đến cán bộ Đoàn, Đội, đi bộ đội, dạy học, quản lý du lịch, tư vấn du lịch, hướng dẫn viên… Làm đủ nghề, tôi cảm nhận hướng dẫn viên (HDV) du lịch là nghề khó nhất.
Khối lượng công việc lớn, cường độ căng thẳng
Truyền đạt thông tin thế nào để khách đủ lứa tuổi, thành phần, trình độ, văn hóa… tiếp thu và đồng thuận. Nội dung không giới hạn, trả lời thế nào để khách hài lòng, không dễ chút nào. Tri thức nhân loại mênh mông mà kiến thức mỗi người có hạn.
Khối lượng công việc rất lớn, cường độ làm việc căng thẳng. Đi sớm, về trễ. Đi nhanh, ăn nhanh, nói nhiều, đứng nhiều, ngủ ít, quán xuyến toàn bộ hoạt động chương trình tour. Làm việc độc lập, xa nhà nhiều ngày. HDV không chỉ là người dẫn đường, bạn đường, phục vụ tự nguyện, hoạt náo, thuyết minh tuyến điểm… mà còn là người cung cấp thông tin, xử lý tình huống, đại diện công ty và đất nước.
Khó nhất là xử lý tình huống và cung cấp thông tin, không trường lớp nào dạy đủ. HDV là người thổi hồn vào các danh thắng, nhân tố quan trọng quyết định thành công tour du lịch. Ngoài kỹ năng nghề, HDV phải sành tâm lý và bản lĩnh công dân. Tùy đối tượng khách mà biết nên nói gì, chơi gì; sẵn sàng bảo vệ lợi ích của khách hàng, của công ty và đất nước một cách hài hòa. HDV giỏi có thể làm nhiều nghề khác như MC dẫn chương trình, nhà báo, nhà tổ chức sự kiện…
Ranh giới giữa góp ý và phê phán, thanh và tục, giai thoại và hiện thực nhiều khi rất mong manh và tùy cảm nhận của đối tượng khách. Nhưng có nguyên tắc bất biến là "Chỉ nói những điều mình biết chắc". Khi nghi ngờ độ chính xác thông tin, cần nói rõ: "Theo hiểu biết của tôi…", "Nếu tôi nhớ không lầm"; nhất là những vấn đề có thể gây ngộ nhận và suy diễn tiêu cực.
HDV giỏi là những "Mini bách khoa đụng", đụng đâu cũng có thể trả lời. Tố chất quan trọng nhất, ngoài đam mê, nhiệt huyết là học hỏi để không ngừng hoàn thiện. Đọc, sàng lọc thông tin và hỏi, nhất là hỏi khách. Đặc biệt là kiến thức lịch sử. Nhà trường chỉ tạo nền móng kiến thức lẫn kỹ năng. Xây dựng, tạo lập nên từng ngôi nhà văn hóa khác biệt, chất lượng tùy thuộc vào từng HDV.
Hướng dẫn viên là người thổi hồn vào các danh thắng, nhân tố quan trọng quyết định thành công tour du lịch
Phải sàng lọc, không ngừng hoàn thiện
Như bất cứ công dân nào, HDV cũng có thể sai lầm do được học sai, thiếu bản lĩnh và dễ dãi trong truyền đạt thông tin. Tôi không tin "chuyện kể phi tần triều Nguyễn" mà báo chí và dư luận đang bức xúc là HDV "cố ý xúc phạm tiền nhân". Có thể HDV muốn kiếm chuyện lạ, tạo dấu ấn, chứng tỏ mình biết nhiều chuyện… Kết quả ngược lại, câu chuyện phản tác dụng và bị phản ứng dữ dội.
Chuyện HDV kể chuyện tiếu lâm "mặn" vô duyên, kiến thức nghèo nàn, thông tin sai lệch, thậm chí nguy hại… không chỉ trong nước mà cả nước ngoài (Outbound và Inbound); chưa phổ biến nhưng không còn cá biệt. Sai, phải nhận sai, xin lỗi, tìm nguyên nhân và sửa sai triệt để. Xin đề xuất mấy kiến giải chủ quan sau:
HDV chỉ nói những điều mình biết chắc, khi khách thắc mắc cần chứng minh nguồn gốc thông tin. Thông tin cung cấp trên tour nếu không chính xác có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khi khách hàng phổ biến.
Công ty sử dụng HDV liên đới trách nhiệm nếu HDV sai phạm nghiệp vụ. Việc xử lý tùy mức độ mà nhắc nhở, chấn chỉnh đến kỷ luật công ty và pháp luật. Cũng cần nêu nguồn đào tạo của các HDV để chia sẻ trách nhiệm và nâng cao chất lượng đào tạo.
Du khách là người thụ hưởng thông tin, cũng là người kiểm tra chất lượng và giám sát. Khi có sự cố, cần lên tiếng. Tùy mức độ mà góp ý trực tiếp với HDV, phản ánh với công ty lữ hành; kịp thời hạn chế tiêu cực, phát tán thông tin sai lệch.
HDV là người đại diện công ty, là nhân viên ngoại giao nhân dân của đất nước nên cần được sàng lọc và không ngừng hoàn thiện. Vào nhà là biết chủ, nhìn lính là biết tướng. Qua HDV là biết uy tín, chất lượng công ty và phần nào hình ảnh đất nước.
Cũng như giáo viên, nhân vật trung tâm của nhà trường; HDV - trung tâm của các công ty lữ hành, nguồn lực bổ sung cho các bộ phận thiết kế, điều hành, sale, marketing, quản lý… du lịch. Nhà trường cần đổi mới phương thức, điều chỉnh nội dung thực tiễn đào tạo. Tăng tối đa thời gian ngoại khóa, thực hành nghiệp vụ và đội ngũ giảng viên doanh nhân thực tế.
Sự cố "chuyện kể phi tần triều Nguyễn" cũng là dịp để từng HDV, công ty lữ hành đến nhà trường và cả ngành du lịch nhìn lại mình và điều chỉnh hành vi.
Cần đoạn tuyệt cách làm có sự cố mới kiểm tra, rà soát. Việc rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ và giám sát phải làm thường xuyên.