Suốt những năm 1980 và 1990, một trong những vấn đề chính sách nổi cộm nhất là qui mô thâm hụt ngân sách chính phủ. Như bạn đã biết, thâm hụt ngân sách xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách vay tiền trên thị trường trái phiếu và sự tích tụ các khoản vay trong quá khứ được gọi là nợ chính phủ. Vào những năm 1980 và 1990, chính phủ liên bang Mỹ có thâm hụt ngân sách lớn, gây ra sự gia tăng rất nhanh của nợ chính phủ. Do đó, nhiều cuộc tranh luận đã hướng vào ảnh hưởng của các khoản thâm hụt đó đối với sự phân bổ nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Suốt những năm 1980 và 1990, một trong những vấn đề chính sách nổi cộm nhất là qui mô thâm hụt ngân sách chính phủ. Như bạn đã biết, thâm hụt ngân sách xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách vay tiền trên thị trường trái phiếu và sự tích tụ các khoản vay trong quá khứ được gọi là nợ chính phủ. Vào những năm 1980 và 1990, chính phủ liên bang Mỹ có thâm hụt ngân sách lớn, gây ra sự gia tăng rất nhanh của nợ chính phủ. Do đó, nhiều cuộc tranh luận đã hướng vào ảnh hưởng của các khoản thâm hụt đó đối với sự phân bổ nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Giả sử Quốc hội thông qua đạo luật mới cho phép giảm thuế đối với những doanh nghiệp xâydựng nhà máy mới. Về cơ bản, đây chính là điều mà Quốc hội làm khi đưa ra các chế định vềgiảm thuế đầu tư. Chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng của chính sách như vậy đến thị trườngvốn vay, như được minh họa trong hình 3.
Hình 3. Sự gia tăng cầu về vốn vay. Nếu chính sách giảm thuế đầu tư có tác dụng kích thích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư nhiều hơn, thì cầu về vốn vay sẽ tăng. Kết quả là, lãi suất cân bằng tăng và lãi suất cao hơn kích thích tiết kiệm. Ở đây, khi đường cầu dịch chuyển từ D1 đến D2, lãi suất cân bằng tăng từ 5% lên 6% và lượng vốn vay cân bằng được tiết kiệm vàđầu tư tăng từ 1.200 tỷ đô la lên 1.400 tỷ đô la.
Trước hết, đạo luật đó ảnh hưởng đến đường cung hay đường cầu? Vì biện pháp miễn thuế có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tư bản mới, nên nó làm thay đổi đầu tư tại mọi mức lãi suất và do vậy làm thay đổi cầu về vốn vay. Ngược lại, vì biện pháp giảm thuế không ảnh hưởng đến mức tiết kiệm của hộ gia đình tại mọi mức lãisuất, nên nó không ảnh hưởng đến cung về vốn vay.
Hai là, đường cầu dịch chuyển theo hướng nào? Bởi vì các doanh nghiệp có động cơ đầu tư nhiều hơn tại mọi mức lãi suất, nên lượng cầu về vốn vay cao hơn tại mọi mức lãi suất. Như vậy, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang phải, từ D1 đến D2 như trong hình 3.
Ba là, trạng thái cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Trong hình 3, việc tăng cầu về vốn vay làm tăng lãi suất từ 5% lên 6% và đến lượt nó, lãi suất cao hơn làm tăng lượng cung về vốn vay từ 1.200 tỷ lên 1.400 tỷ đô la, khi hộ gia đình phản ứng lại mức lãi suất cao hơn bằng cách tăng tiết kiệm. Sự thay đổi này trong hành vi của hộ gia đình được biểu thị bằng sự di chuyển dọc theo đường cung. Như vậy, nếu sự thay đổi luật thuế có tác dụng khuyến khích đầu tư, lãi suất sẽ tăng và tiết kiệm cũng tăng.
Các gia đình Mỹ có xu hướng tiết kiệm ít hơn trong thu nhập của họ nếu so với gia đình ở nhiều nước khác, chẳng hạn Nhật và Đức. Dù lý do dẫn đến sự khác nhau giữa các nước này không rõ ràng, nhiều nhà hoạch định chính sách Mỹ coi mức tiết kiệm thấp của Mỹ là vấn đề lớn. Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học trong bài viết "10 nguyên lý trong kinh tế học" là: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó. Và tiết kiệm là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất dài hạn của một quốc gia. Nếu Mỹ có cách nào đó để tăng tỷ lệ tiết kiệm lên mức phổ biến ở các nước khác, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng và theo thời gian, công dân Mỹ có mức sống cao hơn.
Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là: mọi người phản ứng với các kích thích. Nhiều nhà kinh tế đã sử dụng nguyên lý này để chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm thấp ở Mỹ một phần là do luật thuế không khuyến khích tiết kiệm. Chính phủ liên bang Mỹ cũng như chính quyền nhiều bang thu thuế thu nhập bao gồm cả thu nhập từ lãi suất và cổ tức. Để thấy ảnh hưởng của chính sách này, chúng ta hãy xét một người 25 tuổi tiết kiệm 1000 đô la và mua một trái phiếu 30 năm với lãi suất 9%. Nếu không có thuế, anh ta sẽ nhận được khoản tiền là 13.268 đô la vào tuổi 55. Song nếu chính phủ đánh thuế thu nhập từ tiền lãi với tỷ lệ 33%, thì lãi suất sau thuế chỉ còn 6%. Trong trường hợp này, người đó chỉ nhận được 5.743 sau 30 năm. Việc đánh thuế vào thu nhập từ tiền lãi làm giảm đáng kể thu nhập tương lai từ các khoản tiết kiệm hiện tại và do đó làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người.
Trước tình hình này, nhiều nhà kinh tế và lập pháp đã đề nghị thay đổi luật thuế nhằm khuyến khích tiết kiệm. Ví dụ, năm 1995 nghị sĩ Bill Archer của bang Texas trở thành chủ tịch của Uỷ ban hùng mạnh về nhà ở và sinh hoạt, ông đề nghị thay thuế thu nhập hiện nay bằng thuế tiêu dùng. Với thuế tiêu dùng, thu nhập từ tiết kiệm không bị đánh thuế cho đến khi tiết kiệm được rút ra để chi tiêu; thực chất, thuế tiêu dùng giống thuế doanh thu mà hiện tại nhiều bang đang sử dụng để tạo nguồn thu. Một đề nghị nhẹ nhàng hơn là mở rộng đối tượng miễn thuế, chẳng hạn đối với tài khoản hưu trí cá nhân, để cho phép người dân giảm nghĩa vụ nộp thuế từ tiết kiệm. Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của chính sách như vậy đến thị trường vốn vay trong hình 2.
Trước hết, chính sách này tác động vào đường nào? Bởi vì sự thay đổi thuế ảnh hưởng đến động cơ tiết kiệm của các hộ gia đình tại mức lãi suất bất kỳ cho trước, nên nó tác động tới lượng cung về vốn vay tại mỗi mức lãi suất. Như vậy, đường cung về vốn vay dịch chuyển. Đường cầu về vốn vay không thay đổi vị trí vì sự thay đổi của thuế không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu về vốn vay của các nhà đầu tư tại bất kỳ mức lãi suất nào.
Hai là, đường cung sẽ dịch chuyển theo hướng nào? Vì tiết kiệm bị đánh thuế ít hơn so với luật thuế hiện tại, các hộ gia đình tăng tiết kiệm của họ bằng cách tiêu dùng phần nhỏ hơn trong thu nhập của mình. Họ dùng phần tiết kiệm tăng thêm để gửi vào ngân hàng hay mua thêm trái phiếu. Cung về vốn vay tăng và đường cung dịch chuyển sang phải, từ S1 tới S2 như trong hình 2.
Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh các trạng thái cân bằng cũ và mới. Trong hình 2, sự gia tăng cung về vốn vay làm giảm lãi suất từ 5% xuống 4%. Lãi suất thấp hơn làm tăng lượng cầu về vốn vay từ 1.200 tỷ đô la lên 1.600 tỷ đô la. Nghĩa là, sự dịch chuyển của đường cung làm cho điểm cân bằng thị trường di chuyển dọc theo đường cầu. Với chi phí vay tiền thấp hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có động cơ vay nhiều hơn để tài trợ cho mức đầu tư lớn hơn. Như vậy, nếu sự thay đổi của luật thuế nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn và mức đầu tư cao hơn.
Hình 2. Sự gia tăng cung về vốn vay. Sự thay đổi trong luật thuế nhằm khuyến khích người Mỹ tiết kiệm nhiều hơn làm dịch chuyển đường cung về vốn vay sang phải từ S1 đến S2. Kết quả là lãi suất cân bằng giảm và lãi suất thấp hơn kích thích đầu tư. Trong trường hợp của chúng ta, lãi suất cân bằng giảm từ 5% xuống 4%, trong khi lượng vốn được tiết kiệm và đầu tư cân bằng tăng từ 1.200 lên 1.600 tỷ đô la Mỹ.
Mặc dù phân tích này về ảnh hưởng của sự gia tăng tiết kiệm được các nhà kinh tế thừa nhận rộng rãi, nhưng người ta chưa nhất trí nên thay đổi luật thuế như thế nào. Nhiều nhà kinh tế đề nghị cải cách thuế nhằm làm tăng tiết kiệm với mục đích thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Song các nhà kinh tế khác lại hoài nghi về ảnh hưởng của các chính sách như vậy đến tiết kiệm quốc dân. Sự hoài nghi này còn có nguyên nhân ở niềm tin của họ vào tính công bằng của các chương trình cải cách. Họ lập luận rằng trong nhiều trường hợp, sự thay đổi thuế chủ yếu có lợi cho nhóm người giàu - những người ít cần giảm thuế nhất.