Ngữ văn, Toán, Tiếng AnhToán, Vật lí, Tiếng AnhNgữ văn, Vật lí, Tiếng AnhNgữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
Ngữ văn, Toán, Tiếng AnhToán, Vật lí, Tiếng AnhNgữ văn, Vật lí, Tiếng AnhNgữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
Hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy
Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển, trong đó tiếng Anh là môn bắt buộc.
Việc chọn một môi trường học tập chất lượng để theo đuổi văn bằng 2 Sư phạm tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Nếu bạn quan tâm đến chương trình tại Đại học Sư phạm, hãy tham khảo bài viết Văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh Đại học Sư phạm để biết thêm về các tiêu chí tuyển sinh và lợi ích khi học tại đây.
Sinh viên học các ngành sư phạm sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của trường và hỗ trợ chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, trung bình nhà trường dành 5-6 tỷ/năm học làm quỹ học bổng cho sinh viên.
Cụ thể, học bổng khuyến khích học tập (xét, cấp cho sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện trong học kì đạt kết quả từ Khá trở lên); mức học bổng căn cứ theo quyết định của hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 về việc ban hành quy định xét, cấp học bổng khuyến khích học tập đối với sinh viên đại học hệ chính quy.
Trường cũng có nhiều học bổng khác như: Áp dụng xét, cấp cho sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc và sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập, sinh viên là người dân tộc thiểu số, sinh viên khuyết tật… Nguồn kinh phí từ các nguồn xã hội hóa và quỹ khuyến học của trường.
Đối với thí sinh diện tuyển thẳng nhập học được trao học bổng mức 600.000 đồng/tháng ở học kì đầu tiên.
Sinh viên theo học tại trường sẽ được xét, chọn trao học bổng vào đầu khóa học nếu có điểm trúng tuyển cao; được xét, chọn trao học bổng khuyến học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tài trợ; được xét chọn đi học đại học ở nước ngoài theo quy định hiện hành; được xét chọn vào các lớp học chuyên ngành bằng tiếng Anh của nhà trường theo ngành đã nhập học.
Chiều ngày 18/10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm, thực tập chuyên ngành năm học 2024-2025.
Phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Trịnh Đình Vinh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết: “Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm, thực tập chuyên nghiệp là một trong các hoạt động thường niên có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đây là năm thứ hai, Hội nghị không chỉ triển khai công tác thực tập cho các ngành đào tạo giáo viên, mà còn triển khai thực tập chuyên ngành đối với các ngành đào tạo ngoài sư phạm.
Thông qua Hội nghị, nhà trường sẽ lắng nghe những ý kiến trao đổi, góp ý của các nhà tuyển dụng, của các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường, để từ đó có điều chỉnh chiến lược, giúp cho các hoạt động đào tạo ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trải qua gần 60 năm phát triển và 55 năm đào tạo Xuân Hòa, hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đang là cơ sở giáo dục đại học công lập chất lượng, kinh nghiệm và uy tín. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết, giàu năng lực và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Nhà trường hiện đang đào tạo 23 ngành đại học, 16 chuyên ngành thạc sĩ, 06 chuyên ngành tiến sĩ và nhiều chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường cũng không ngừng hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Không chỉ là một cơ sở giáo dục đại học chủ chốt của quốc gia trong lĩnh vực sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã và đang từng bước phát triển theo định hướng đổi mới, sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là các ngành đào tạo giáo viên, cũng như sự phát triển của các ngành ngoài sư phạm như ngôn ngữ,công nghệ thông tin...
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hứa hẹn là một điểm đến tin cậy, đảm bảo thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực khởi nghiệp, cung cấp những giải pháp đổi mới, sáng tạo phục vụ tăng trưởng và tiến bộ xã hội”.
Vị Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh: “Thực tập là giai đoạn trung gian vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo, là khâu rèn nghề tổng hợp cuối cùng trước khi sinh viên tốt nghiệp.
Thông qua các hoạt động thực tập, sinh viên được thực hành những lý thuyết giáo dục đã được trang bị trong trường đại học; qua đó, tiếp tục hoàn thiện những năng lực cần có. Đây cũng là khoảng thời gian giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và môi trường nghề nghiệp trong tương lai.
Trong những năm qua, nhà trường đã không ngừng mở rộng mạng lưới đối tác, từ các cơ sở giáo dục công lập đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cùng sự tham gia của các hiệp hội, tập đoàn và doanh nghiệp. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn giúp sinh viên của nhà trường được trả lương trong thời gian thực tập và có cơ hội có việc làm đúng chuyên ngành ngay sau khi tốt nghiệp, hoặc thậm chí có việc làm trước khi tốt nghiệp.
Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự uy tín và vị thế của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong mắt các nhà tuyển dụng và xã hội”.
Tiến sĩ Trịnh Đình Vinh cũng hy vọng, Hội nghị triển khai công tác thực tập sư phạm, thực tập chuyên ngành năm học 2024-2025 sẽ mang lại nhiều thông tin quý báu để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có thể điều chỉnh chiến lược phát triển, đặc biệt, trong việc định hướng mở các ngành đào mới, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội, đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng trong khu vực và thế giới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tại hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Trưởng phòng Đào tạo (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) báo cáo tổng kết công tác thực tập sư phạm, thực tập chuyên ngành năm học 2023-2024 và triển khai công tác thực tập sư phạm, thực tập chuyên ngành năm học 2024-2025.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ nhấn mạnh, trong hai báo cáo này, đề cập đến thực tập đối với đào tạo trình độ đại học. Từ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ có thêm công tác triển khai thực tập đối với đào tạo trình độ thạc sĩ.
Báo cáo tổng kết thực tập năm học 2023-2024 cho thấy, mặc dù vẫn còn những hạn chế khó tránh, song về cơ bản, giáo sinh thực tập được đánh giá tốt về chuyên môn và năng lực sư phạm; có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định thực tập giảng dạy, đảm bảo tốt các bước lên lớp; biết lập kế hoạch dạy học, dự giờ, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học; chủ động duyệt kế hoạch bài giảng/giáo án với giáo viên hướng dẫn. Đa số sinh viên đã biết vận dụng các phương pháp dạy học mới, biết vận dụng một số hình thức dạy học sinh động; nắm bắt được các nhiệm vụ cơ bản của công việc giảng dạy như nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, lập kế hoạch soạn giảng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối, lớp; Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, các sinh viên đã có tiến bộ rõ rệt trong khâu kế hoạch bài giảng/giáo án, thao tác kỹ năng dạy học.
Phần lớn sinh viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thể hiện được năng lực sư phạm trong công tác giáo dục. Đa số sinh viên nắm được chức năng nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, nắm được tâm lý của học sinh phổ thông, biết vận dụng kiến thức đã học vào công tác giáo dục, biết tổ chức điều hành các hoạt động tập thể, biết lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường, của lớp chủ nhiệm.
Về thực tập chuyên ngành: Các cơ sở thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu và đảm bảo an ninh sinh hoạt cho các sinh viên yên tâm thực tập. Phần lớn các cơ sở thực tập có vị trí gần trường, các cơ sở thực tập xa có hỗ trợ về nơi ở, phí đi lại, thuận tiện cho sinh viên thực tập.
Trong thời gian thực tập chuyên ngành, sinh viên luôn nghiêm túc chấp hành mọi nhiệm vụ được giao. Sinh viên được trải nghiệm tích cực trong môi trường thực tiễn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Môi trường làm việc thoải mái, chế độ đãi ngộ tốt.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ, năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đi thực tập sư phạm có hưởng lương. Mặc dù mức lương không cao, nhưng là sự hỗ trợ, động viên đối với sinh viên nhà trường.
Một số cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập như: Vinschool, FPT Schools, Edison Schools, Phenikaa School, Archimedes, Newton Grammar School... đã trở thành đơn vị đối tác, tiếp nhận sinh viên thực tập trong thời gian qua.
Có một số vấn đề liên quan đến quá trình thực tập của sinh viên đã được các đối tác đề cập. Thứ nhất, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đề xuất nhà trường tăng thời lượng thực tập sư phạm đối với sinh viên. Nhà trường sẽ áp dụng với sinh viên kể từ khóa tuyển sinh năm 2024 này (tức là sau 3 năm nữa), thời lượng sẽ được tăng lên.
Thứ hai, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, hệ thống giáo dục kiến nghị kết hợp thực tập với hoàn thiện công tác tốt nghiệp
Thứ ba, phối hợp giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với nhà sử dụng lao động trong suốt quá trình đào tạo - đây là kiến nghị được đề cập nhiều nhất đối với thực tập chuyên ngành.
Một điểm mới trong chương trình đào tạo sắp tới đối với chương trình đào tạo hiện hành, đó là, sinh viên sẽ bắt đầu kiến tập nghề từ năm thứ hai, tại các tập đoàn, hệ thống giáo dục.
Vị Trưởng phòng Đào tạo cũng đề cập đến một số ngành mới tuyển sinh tại nhà trường: “Trước hết, đối với ngành đào tạo giáo viên, năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được phép đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý. Đến năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên. Đây là ngành đào tạo giáo viên tích hợp cho các trường trung học cơ sở. Như vậy, từ năm 2025, không chỉ có các trường mầm non, tiểu học hay trung học phổ thông, mà sẽ phải có thêm các trường trung học cơ sở để sinh viên các ngành này đi thực tập.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được đề xuất từ 4 hệ thống giáo dục đề cập đến việc muốn tuyển giáo viên có thể dạy môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Đây là một vấn đề mới đối với nhà trường, bởi, năm nay, nhà trường mới bắt đầu tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, và như thế, định hướng của nhà trường cũng sẽ hướng tới mở ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (dạy học bằng tiếng Anh).
Đối với các ngành ngoài sư phạm: Năm 2024, nhà trường bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành Tâm lý học, ngành Công nghệ sinh học, Khoa học vật liệu, Quản lý thể dục thể thao. Hiện tại, trường cũng đang trong lộ trình xây dựng đề án để mở 3 ngành mới: Kỹ thuật hóa học, Toán ứng dụng, Kỹ thuật sinh dược”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) phổ biến Quy chế thực tập sư phạm.
Nhà trường không sắp xếp sinh viên về thực tập sư phạm tại trường trung học phổ thông đóng trên địa bàn trùng với hộ khẩu thường trú của sinh viên (tính theo tỉnh). Trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, nhà trường sẽ ban hành các văn bản liên quan để gửi các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo để phối hợp triển khai công tác thực tập sư phạm, tạo điều kiện để sinh viên hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế.
Nhà trường tiếp tục cử giảng viên đến các trường phổ thông, mầm non tham gia sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 tuần/đợt thực tập sư phạm và tham gia giảng dạy tối thiểu 01 tiết/đợt thực tập sư phạm, trao đổi chuyên môn để nắm bắt tình hình thực tế triển khai giảng dạy ở các trường phổ thông và mầm non, góp phần nâng cao chất lượng rèn nghề sư phạm ở trường đại học.
Sau phiên toàn thể, Hội nghị chia làm 4 tiểu ban để tiếp tục làm việc, gồm có: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đối tác thực tập chuyên ngành, khối trung học phổ thông, khối giáo dục tiểu học, khối giáo dục mầm non. Đây chính là diễn đàn để nhà trường tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, nhà tuyển dụng lao động tham dự Hội nghị, nỗ lực cải tiến chất lượng đào tạo.
Tiểu ban 1 tập trung thảo luận về các nội dung: Sự hỗ trợ của các đơn vị sẽ tiếp nhận học viên cao học của nhà trường đến thực tập, thực tế từ năm 2025; Các kiến thức, kỹ năng cần bổ trợ thêm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại các cơ quan, doanh nghiệp; Tiếp tục tham vấn liên quan đến mở thêm các ngành đào tạo mới và phát triển ngành; Thời gian triển khai thực tập sư phạm và thực tập chuyên ngành trong tổng thể chương trình đào tạo; Nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị; Quy trình cử sinh viên đi thực tập và công tác quản lý sinh viên khi tham gia thực tập sư phạm, thực tập chuyên ngành; Sự phối hợp, hợp tác của các đơn vị đối tác trong việc xây dựng mạng lưới việc làm cho người học…
Tiểu ban 2, 3, 4 tập trung thảo luận các nhóm nội dung: Các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập sư phạm; Những kiến thức, kỹ năng cần trang bị thêm cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh; Góp ý cho quy chế về thực tập sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Khó khăn của các trường khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kiến nghị hỗ trợ đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Thời gian thực tập năm học 2024-2025 có sự khác biệt giữa thực tập sư phạm và thực tập chuyên ngành.
Theo kế hoạch của nhà trường, thời gian thực tập sư phạm được chia thành 2 đợt. Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 vào kỳ 5 (học kỳ 1 năm thứ 3); đợt 2 vào kỳ 8 (học kỳ 2 năm thứ 4). Cụ thể:
Sinh viên K48 đi thực tập sư phạm đợt 1 thời gian là 5 tuần từ 21/10/2024 đến 24/11/2024. (Đối với sinh viên học vượt thực tập sư phạm 2, thời gian 07 tuần, từ 21/10/2024 đến 08/12/2024).
Có tổng 145 đoàn (Khối mầm non: 4 (1 trường ngoài công lập, 1 trường chất lượng cao - 14 sinh viên), Khối tiểu học: 5 (3 trường ngoài công lập - 19 sinh viên), Khối trung học phổ thông: 21 (8 trường ngoài công lập - 94 sinh viên).
Sinh viên K47 đi thực tập sư phạm đợt 2 thời gian là 7 tuần từ ngày 10/02/2025 đến ngày 30/3/2025. Đối với sinh viên học vượt thực tập sư phạm 1, thời gian 5 tuần, từ ngày 10/02/2025 đến ngày 16/3/2025).
Đối với thực tập chuyên ngành: Đợt 1: Từ ngày 23/12/2024 đến ngày 19/01/2025 (5 tuần). Đợt 2: Từ ngày 10/02/2025 đến ngày 30/3/2025 (7 tuần) .
Tổng số sinh viên đi thực tập chuyên ngành: Ngành Công nghệ thông tin (19 sinh viên); ngành Việt Nam học (17 sinh viên); ngành Ngôn ngữ Anh (280 sinh viên); ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (342 sinh viên).
Xem thêm một số hình ảnh tại Hội nghị: