Top 10 phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc Các phim trường tại Trung Quốc hầu hết đều là những địa điểm rộng lớn, được bài trí bối cảnh sao cho phù hợp để phục vụ cho công việc quay dựng ..
Top 10 phim trường nổi tiếng nhất Trung Quốc Các phim trường tại Trung Quốc hầu hết đều là những địa điểm rộng lớn, được bài trí bối cảnh sao cho phù hợp để phục vụ cho công việc quay dựng ..
Những bộ phim cổ trang ăn khách vẫn thường nổi tiếng bởi bối cảnh chân thật, đậm nét văn hóa lịch sử của du lịch Trung Quốc để lại trong lòng người xem, khán giả và người hâm mộ dấu ấn khó phai về văn hóa, lịch sử của đất nước này. Hoành Điếm được biết đến là nơi đã cho ra lò không biết bao nhiêu những dự án phim lớn nhỏ, quen thuộc với khán giả từ màn ảnh nhỏ cho đến các bộ phim điện ảnh chiếu rạp.
Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà phim trường Hoành Điếm được mệnh danh là “Hollywood của phương Đông”. "Thánh địa quay phim" này có vị trí nằm tại thị trấn Hoành Điếm thuộc thành phố Đông Dương, thành phố Kim Hoa (tỉnh Chiết Giang). Đây được xem là phim trường lớn nhất Trung Quốc và cả trên thế giới. Hoành Điếm có quy mô lên tới 30km2. Thậm chí, nếu đem ra so sánh thì diện tích phim trường Paramount nổi tiếng và cả phim trường Universal khi kết hợp lại cũng không thể có quy mô lớn bằng Hoành Điếm. Phim trường này được điều hành bởi Tập đoàn Hoành Điếm thuộc sở hữu tư nhân do Từ Văn Vinh thành lập. Ông đã biến những mẫu đất nông nghiệp ở trung tâm Chiết Giang thành một trong những xưởng phim lớn nhất ở châu Á, và cả thế giới.
Phim trường Hoành Điếm mở cửa miễn phí cho đoàn làm phim và thu lợi nhuận từ khách sạn, nhà hàng, thiết bị và trang phục. Phim trường bao gồm 30 cơ sở chụp ảnh ngoài trời và 130 cơ sở trường quay trong nhà, với tổng diện tích lên đến 330 ha và xây dựng trên diện tích 495,995 mét vuông. Ngoài xếp hạng hàng đầu về quy mô khổng lồ, Phim trường Hoành Điếm còn đạt được một số kỷ lục bao gồm:
Phim trường sở hữu tượng Phật trong nhà lớn nhất Trung Quốc.
Phim trường nhân tạo trong nhà có quy mô lớn nhất.
Phim trường có số lượng phim và cảnh quay bằng điện thoại nhiều nhất tính đến năm 2005.
Về bố cục, phim trường Hoành Điếm được chia làm 9 khu vực, mỗi khu vực phù hợp với các thời kỳ lịch sử khác nhau từ thời kỳ cổ trang cho đến thời kỳ dân quốc. Điều đặc biệt là kích thước của các công trình được xây dựng tại đây được mô phỏng, tái hiện lại theo tỷ lệ 1:1 so với bản gốc. Mỹ nhân tâm kế, Diên hy công lược, Hậu cung Chân Hoàn truyện,Võ Tắc Thiên bí sử, Bộ bộ kinh tâm, Hiên Viên kiếm, Thần thoại là những bộ phim cổ trang nổi tiếng được ghi hình, sản xuất ở Hoành Điếm.
Một trong những tòa nhà lớn nhất của phim trường Hoành Điếm là Tòa nhà Cung điện Hoàng gia được xây dựng theo phong cách Sơ kỳ triều đại Trung Quốc vào thời Tần và Hán. Khu vực đó vẫn thường xuyên được sử dụng để quay các bộ phim cổ trang dựa trên những thời đại này. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã sử dụng tòa nhà này làm bối cảnh cung điện của Hoàng đế Tần cho bộ phim Anh hùng năm 2002 của ông.
Phim trường Chedun Thượng Hải là địa điểm quay phim nổi tiếng và có quy mô lớn. Phim trường Chedun nằm ở quận Song Giang, Thượng Hải, phim trường đánh dấu sự khởi đầu của bối cảnh cổ điển thế kỷ 20 ở Thượng Hải. Đây là phim trường lớn nhất tại thành phố Thượng Hải và nằm trong top 10 những phim trường lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh việc sản xuất các dự án nghệ thuật, phim ảnh thì nơi đây còn là một địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 1 Thượng Hải thời kỳ dân quốc không đổi theo thời gian.
Phim trường này phục dựng một không gian lấy bối cảnh về Thượng Hải xưa với vẻ đẹp cổ kính và tráng lệ, bầu không khí hoài niệm, đậm màu thời gian ở nơi đây hẳn sẽ khiến những ai ghé thăm đều phải trầm trồ. Phim trường nổi tiếng là nơi các bộ phim kinh điển được sản xuất, có thể kể đến: Bến Thượng Hải, tân Dòng sông ly biệt,Mộc Lan truyện,...
Phim trường Điện ảnh Chedun Thượng Hải được ví như nơi mà bạn có thể du hành thời gian, trở về Trung Quốc những năm 1930, phim trường có diện tích khổng lồ lên tới 400.000 mét vuông. Đây là một phim trường đang hoạt động và có các bối cảnh chính xác về mặt lịch sử. Đây là nơi hàng trăm bộ phim và chương trình truyền hình Trung Quốc được quay và sản suất. Du khách tham quan có thể khám phá các bối cảnh và thưởng thức các cuộc triển lãm hay trải nghiệm các chương trình đa dạng.
Phim trường Điện ảnh Thượng Hải do Tập đoàn Điện ảnh Thượng Hải đầu tư, Cơ sở quay phim Thượng Hải (còn gọi là Công viên Điện ảnh Thượng Hải) được biến thành một địa điểm lý tưởng để chụp hình, tham quan và giao lưu văn hóa.
Các công trình trong phim trường được xây dựng y hệt như nguyên bản của các công trình thật ngoài đời, phục vụ cho việc tái hiện chân thực cho các cảnh quay trong những bộ phim điện ảnh. Đường phố Nam Kinh sầm uất, những mái nhà cong cong, những con ngõ nhỏ với cổng đá cổ kính,... Bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy khung cảnh các bộ phim như đang chạy ngay trước mắt.
Phim trường Tượng Sơn là một cơ sở sản xuất, ghi hình phim điện ảnh và truyền hình nằm ở thị trấn Tân Kiều, Tương Sơn, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Phim trường Tượng sơn tọa lạc trong Khu du lịch sinh thái Cảng Đường Cảng. Năm 2006, phim trường Tượng Sơn đã được đánh giá là một trong "Mười cơ sở sản xuất điện ảnh và truyền hình hàng đầu tại Trung Quốc".
Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3.927 triệu mét vuông, cơ sở này được khởi công xây dựng vào năm 2005, được chia thành 5 khu vực quay phim chính với bối cảnh được phục dựng rất công phu với phong cảnh hữu tình, thơ mộng, nổi bật là các quảng trường và khu phố xưa mang nét cổ kính, đậm màu thời gian. Bối cảnh tại phim trường trở nên đặc biệt hơn nữa khi các công trình tại đây được xây dựng theo phong cách kiến trúc của thời Hán, Đường,... Chính nhờ được đầu tư tỉ mỉ, kĩ càng vào công phu mà phim trường Tượng Sơn được khá nhiều đoàn phim, ekip lựa chọn để sản xuất, ghi hình những bộ phim cổ trang ăn khách. Kể từ khi chính thức mở cửa vào năm 2005, cơ sở điện ảnh này đã tiếp nhận hơn 160 đoàn làm phim và truyền hình cùng 4,3 triệu lượt khách,
Vào 7 tháng 11 năm 2012, phim trường Tượng Sơn đã được đánh giá là địa điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia AAAA Trung Quốc.
Nếu nói về những bộ phim cổ trang ăn khách được ghi hình tại Tượng Sơn thì ta không thể không nhắc đến: Thần điêu hiệp lữ (2006), Tiên kiếm kỳ hiệp 3(2009), Hiên Viên kiếm - Thiên chi ngân(2021), Phong trung kỳ duyên(2014), Lang Nha Bảng, Thái tử phi thăng chức ký(2015), Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, Anh hùng xạ điêu(2017) và Liệt Hỏa Như Ca(2018).
Phim trường Nam Hải CCTV là một phim trường nổi tiếng ở quận Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Ban đầu đây vốn là một phim trường trực thuộc đài truyền hình CCTV và chỉ mở cửa đón tiếp các đoàn phim đã được cấp phép. Nhưng khi hòa vào làn sóng hội nhập, phim trường Nam Hải đã mở cửa cho tất cả các ekip, đoàn làm phim muốn tới đây để ghi hình, sản xuất. Phim trường này được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 1996 và hoàn thành vào tháng 8 năm 1998. Tháng 8 năm 2016, nơi đây chính thức được Tổng cục Du lịch phê duyệt xếp hạng danh lam thắng cảnh du lịch cấp nhà nước 5A.
Phim trường Nam Hải có diện tích lên tới 5.4 triệu mét vuông được đầu tư xây dựng vô cùng hoành tráng và công phu. Bối cảnh quay phim được đầu tư khiến cho các cảnh quay tại phim trường này hết sức chân thật, khó để tìm ra sự khác biệt nào, khi bước tới đây, bạn sẽ có cảm giác như đang bị lạc vào thời cổ đại. Những dự án phim nổi tiếng đã được ghi hình tại phim trường này có thể kể đến như Thiện nữ u hồn, Thiếu niên Bao thanh thiên, Tam quốc diễn nghĩa,... cùng rất nhiều các bộ phim kinh điển khác, đặc biệt là phim của đài truyền hình CCTV sản xuất, đầu tư.
Phim trường Trác Châu được xem như Bắc Kinh phiên bản thu nhỏ đối với các đoàn làm phim. Bối cảnh tại phim trường được đầu tư xây dựng rất đẹp mắt với vẻ đẹp cổ kính và tráng lệ có thể làm say lòng người. Điều thú vị của phim trường là bên cạnh những phiên bản mô phỏng có tỉ lệ 1:1 của Tử Cấm Thành, Hạ Môn thì tại đây còn có không ít di tích thật sự cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn những giá trị lịch sử như Vương Phủ Tỉnh và Ngự Hoa Viên.
Phim trường Trác Châu đã là nơi được các đoàn làm phim “chọn mặt gửi vàng”, thực hiện sản xuất, ghi hình nhiều bộ phim nổi tiếng như Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng hay Hán Vũ Đế. Bên cạnh việc là nơi sản xuất nhiều bộ phim ăn khách, địa điểm này mỗi năm cũng đón chào đông đảo khách du lịch về đây để tham quan, hoạt động này đã đem về nguồn lợi nhuận lớn cho phim trường, tạo cơ hội cho nó có nguồn tài chính để tiếp tục xây dựng và phát triển hơn nữa.
Phim trường Đồng Lý tọa lạc tại thành phố Tô Châu, nơi được mệnh danh là thành phố trong mơ ở Trung Quốc. Với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của thiên nhiên, phong cảnh non nước hữu tình Tô Châu, "thánh địa" quay phim Đồng Lý đã lọt vào "mắt xanh" của nhiều ê-kíp, đoàn làm phim tiếng tăm, đặc biệt là những dự án phim về kiếm hiệp cổ trang. Yêu nữ thiên hạ, Như Ý Cát Tường, và Phong nguyệt là những bộ phim cổ trang nổi tiếng đã được ghi hình tại phim trường này.
Là một trong những địa danh nổi tiếng thuộc thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, phim trường Vô tích là một khu quần thể kiến trúc cổ có tổng diện tích lên đến hơn 100ha. Nằm ngay sát bên bờ Thái Hồ rộng lớn, Phim trường Vô Tích thuộc top 3 phim trường cổ trang gây ấn tượng nhất tại Trung Quốc. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên với cảnh sắc hữu tình, phong cảnh non nước thơ mộng, địa điểm này đã tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động cuộc sống của người Trung Hoa xưa qua các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Có thể kể đến một vài điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan phim trường ấn tượng này đó là Công viên kỳ sương, Công viên tích huệ, Thắng cảnh Linh Sơn,Thiên hạ đệ nhất nhị tuyền, Động Thiên Quyển… trong đó, xét về độ nổi tiếng và xuất hiện nhiều nhất trong các bộ phim kiếm hiệp cổ trang chính là Tam Quốc Thành, Thủy Hử Thành, Đường Thành. Còn về bối cảnh đẹp nhất thì phải kể đến vườn mai Mai Viên với hơn 5000 gốc mai quý đã được trồng và chăm sóc kĩ lưỡng để phục vụ cho các cảnh quay trong phim. Vẻ đẹp của vườn mai khiến cho các cảnh quay trở nên thơ mộng, tươi đẹp và say ngất lòng người, đặc biệt rất phù hợp với các bộ phim cổ trang.
Do lợi thế về địa hình, có cả hồ và núi, phim trường Vô tích chính là lựa chọn hàng đầu và luôn được các nhà làm phim, ekip phim ưu tiên để quay các cảnh quay thuộc các dòng phim cổ trang, điện ảnh, truyền hình phục vụ màn ảnh nhỏ, màn ảnh rộng trong và ngoài nước. Đây sẽ là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc.
Phim trường Đôn Hoàng nằm tại vị trí phía Tây Nam của thành phố Đôn Hoàng. Không giống với những phim trường nổi tiếng đã được đề cập ở trên, Đôn Hoàng là phim trường cực kỳ độc đáo khi được đầu tư xây dựng chỉ để phục vụ duy nhất một bộ phim lịch sử có tên là Đôn Hoàng, đây cũng là dự án điện ảnh có quy mô bậc nhất có sự hợp tác giữa hai nước lớn là Trung Quốc - Nhật Bản. Sau này vì sở hữu bối cảnh hùng vĩ, ấn tượng nên phim trường đã được tiếp tục sử dụng, trưng dụng để đưa vào làm bối cảnh cho các bộ phim cổ trang khác. Các bối cảnh tại địa điểm phim trường này là nơi có thể tái hiện chân thực, sống động cuộc sống và phong tục tập quán của người dân địa phương thời kì phong kiến.
Phim TVB luôn có sức hút rất lớn với khán giả Việt Nam. Nhiều người thừa nhận rằng chính những bộ phim TVB đã mời gọi và mang họ đến tham quan đặc khu Hồng Kông, để được một lần tận mắt chứng kiến, dạo bước giữa những khung cảnh quen thuộc từng được xem trên các bộ phim qua màn ảnh nhỏ. Bên cạnh những địa danh có thật, du khách còn có cơ hội khám phá phim trường có quy mô hoành tráng nằm trong TVB city, nơi đã thực hiện sản xuất các bộ phim kinh điển.
Phim trường TVB nằm ở trên bán đảo Cửu Long, thuộc khu Tseung Kwan O, khá xa trung tâm Hong Kong, phim trường này có diện tích rộng tới 110.000 m2 đã được xây dựng từ năm 2003 và được sử dụng chủ yếu để thực hiện các bộ phim cổ trang lấy bối cảnh Trung Hoa thời xưa. Trong đó, phim trường TVB được chia ra làm 2 khu, hai khu vực này tương ứng với hai giai đoạn lịch sử. Một là phim trường cổ trang lấy bối cảnh thời phong kiến trong lịch sử và hai là phim trường có bối cảnh thời kỳ dân quốc trong những năm đầu thế kỷ 20.
Khu vực có bối cảnh thời kỳ dân quốc là nơi thu hút đông khách du lịch nhất vì khu vực được đầu tư xây dựng khá kỹ lưỡng, các tòa nhà được thiết kế tỉ mỉ, mô phỏng hoàn hảo những dãy phố cổ ở Hồng Kông trong giai đoạn thập niên 1930-1940 với rất nhiều công trình kiến trúc với tỉ lệ 1:1 như: nhà hát Pak Lok Mun (Bách Lạc Môn), dãy phố buôn bán hay bệnh viện trên đỉnh núi,...
Từ các con hẻm nhỏ cho tới các con đường chính của phim trường này đều được trau chuốt tới từng chi tiết nhỏ, tái hiện lại khu vực mang dáng dấp từ thời còn là thuộc địa. Trong đó, được xây dựng gần như nguyên bản là 2 con phố, phố Thạch Bản và phố Vĩnh Lợi. Thạch Bản đã từng bị bão phá hủy năm 2012, sau đó con phố này đã được xây dựng lại hoàn chỉnh và kiên cố chứ không chỉ phục dựng nhằm mục đích để quay phim. Đây là nơi các bộ phim Thần thám Cao Luân Bổ, Bản lĩnh đại thiên kim, Gian nhân Kiên, … được ghi hình.
Còn với những ai hâm mộ bộ phim Anh hùng thành trại - một trong những siêu phẩm của đài TVB vừa được chiếu ở Việt Nam thời gian vừa qua thì sẽ thấy quen thuộc với phố Vĩnh Lợi - nơi có những con hẻm nhỏ là bối cảnh trong phim. Du khách đến tham quan sẽ nhận ra cửa hàng tạp hóa của bà Thái, hội Phúc Lợi, tiệm uốn tóc của Điêu Lan hay các con hẻm đầy rẫy tệ nạn mô phỏng lại khu Cửu Long Thành trại thời xưa.
Phim trường TVB mở cửa cho khách du lịch vào tham quan trong những khung giờ cố định. Song du khách vẫn nên kiểm tra trên website chính thức của phim trường này để tránh phải bỏ lỡ và tiếc hùi hụi khi tới tham quan đúng lúc phim trường đóng cửa phục vụ và đoàn làm phim thực hiện các cảnh quay dự án.
Lựa chọn một phim trường phù hợp với dự án ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả bộ phim. Các phim trường quay phim tại Trung Quốc không chỉ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật điện ảnh hay, ý nghĩa, vang danh, gây ấn tượng mạnh với khán giả mà còn là những địa điểm du lịch thu hút khách tham quan vô cùng nổi tiếng.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn được nhớ tới với dòng phim cổ trang thế mạnh. Những tác phẩm như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Vương Triều Khang Hy, Hán Vũ Đế, Bộ Bộ Kinh Tâm, Lang Nha Bảng hay Chân Hoàn Truyện… ghi được dấu ấn mạnh mẽ không chỉ nhờ vào kịch bản chắc tay, diễn xuất nổi bật của các diễn viên mà còn nhờ vào những cảnh phim đẹp như tranh vẽ, khơi ngợi cảm xúc người xem. Địa điểm quay quy mô và đẹp đến mê hồn đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được vị thế "độc tôn" trong đề tài phim cổ trang. Dưới đây là 9 phim trường cổ trang mà du khách nên ghé thăm:
Cái tên nổi bật đầu tiên là thánh địa phim Hoành Điếm, thuộc tỉnh Chiết Giang. Không chỉ là phim trường có cơ ngơi rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất xứ Trung mà còn được mệnh danh là "Hollywood phương Đông". Vì đây chính là bối cảnh của hơn 1.000 bộ phim điện ảnh và truyền hình quen thuộc như Anh hùng xạ điêu, Ngọa hổ tàng long, Hoàng Kim Giáp, Kiếm Vũ Giang Hồ, Quái Hiệp Nhất Chi Mai, Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện 3, Thần Thoại, Mỹ Nhân Tâm Kế, Hậu Cung, Võ Tắc Thiên Bí Sử, Lục Trinh Truyền Kỳ, Bộ Bộ Kinh Tâm, Tùy Đường Diễn Nghĩa, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, Thiên Nhai Chức Nữ, Hiên Viên Kiếm, Kim Ngọc Lương Duyên, Khuynh Thế Hoàng Phi…
Hoành Điếm được biết đến là phim trường nhân tạo lớn nhất Trung Quốc, do người đàn ông có tên là Từ Văn Ninh xây dựng. Có diện tích lên đến 30 triệu m², Hoành Điếm rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả công trình đều được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 so với nguyên bản từ Tần Vương Cung cho đến Tử Cấm Thành.
Hoành Điếm có tổng cộng 9 khu vực nguy nga, tráng lệ phục vụ cho việc quay phim từ cổ trang cho đến bối cảnh dân quốc như: Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, khu Quảng Châu Hồng Kông, khu văn hóa Hoa Hạ, Mộng Huyễn Cốc, chùa Bích Trí Đàm… Điều thú vị của Hoành Điếm là không thu phí cảnh quay như các phim trường khác, vì thế nơi đây rất được các nhà làm phim Trung Quốc ưa chuộng và chọn làm bối cảnh chính.
Đặt chân đến phim trường Hoành Điếm, du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc hoành tráng mà còn được tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, công viên, rạp chiếu phim không thiếu bất cứ một thứ gì khi đến đây tham quan. Biết đâu may mắn du khách còn được gặp những minh tinh, diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong thời điểm đến du lịch vì mỗi ngày nơi này đón tiếp khoảng 20 đoàn làm phim đến quay ngoại cảnh. Do đó cơ hội là rất lớn khi du khách đến du ngoạn thánh địa Hoành điếm.
Là địa danh thuộc thành phố Vô tích của tỉnh Giang tô, phim trường Vô tích là một quần thể kiến trúc cổ có tổng diện tích hơn 100ha, nằm ngay bên bờ Thái hồ rộng lớn thuộc top 3 phim trường cổ trang ấn tượng nhất. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, phong cảnh thơ mộng, địa điểm này đã tái hiện đầy đủ, sinh động và chân thực nhất cuộc sống của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong lịch sử.
Một vài điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan phim trường rộng lớn này đó là Công viên tích huệ, Công viên kỳ sương, Thiên hạ đệ nhất nhị tuyền, Thắng cảnh Linh Sơn, Động Thiên Quyển… trong đó nổi tiếng và xuất hiện nhiều nhất trong các bộ phim kiếm hiệp là Thủy Hử Thành, Đường Thành và Tam Quốc Thành. Còn bối cảnh đẹp nhất phải kể đến Mai viên với hơn 5000 gốc mai quý được trồng để phục vụ cho các cảnh quay.
Do có cả hồ và núi, phim trường Vô tích chính là lựa chọn hàng đầu với các nhà làm phim để quay các cảnh quay thuộc các dòng phim cổ trang, điện ảnh, truyền hình trong và ngoài nước. Đây chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch xứ Trung.
Phim trường Trác Châu nằm ở thành phố Bắc Kinh. Đây là địa điểm quay Tây Du Ký, Đường Minh Hoàng, Đại Cung Minh Từ hay Hán Vũ Đế, phim trường Trác Châu mô phỏng nhiều di tích lịch sử tại Bắc Kinh như Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành, Hạ Môn… Ngoài ra, Trác Châu còn biết đến với những di tích thật được bảo tồn lâu đời như Ngự Hoa Viên và Vương Phủ Tỉnh.
Nằm ở thành phố Quảng Châu, phim trường Nam Hải vốn trực thuộc đài truyền hình CCTV. Với diện tích 5.400.000m², phim trường Nam Hải là địa điểm quay của các bộ phim nổi tiếng như Thái Bình Thiên Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thiếu Niên Bao Thanh Thiên, Thiện Nữ U Hồn…
Ban đầu, phim trường Nam Hải chỉ mở cửa cho những đoàn làm phim được cấp phép bởi đài truyền hình CCTV, sau vì xu thế hội nhập mà Nam Hải đã cởi mở hơn trong việc cho phép các đoàn làm phim khác cũng được vào đây lấy cảnh.
Tọa lạc tại phía Tây Nam thành phố Đôn Hoàng và không giống với những phim trường nổi tiếng ở trên, Đôn Hoàng là phim trường cực kỳ độc đáo được xây dựng chỉ để phục vụ bộ phim lịch sử Đôn Hoàng, dự án điện ảnh quy mô bậc nhất giữa hai nước lớn Trung - Nhật. Sau này vì bối cảnh quá ấn tượng, hùng vĩ nên nó đã được trưng dụng và đưa vào bối cảnh cho các bộ phim khác. Tại đây có các bối cảnh chính được đánh giá tuyệt vời như Đông Hoàng, Cao Xương, Cam Châu, Biện Lương và Hưng Khánh, nơi tái hiện chân thực cuộc sống và phong tục tập quán của người dân địa phương thời phong kiến.
Tận dụng cảnh sắc thiên nhiên của mảnh đất Giang Nam trù phú, Tượng Sơn cũng là một trong những địa điểm được các nhà làm phim chọn mặt gửi vàng. Tứ Đại Danh Bổ, Triệu Thi Cô Nhi, Bích Huyết Kiếm, Đại Minh Vương Triều, Bảng Phong Thần, Thiếu Niên Dương Gia Tướng, Hoa Tư Dẫn, Lan Lăng Vương, Tân Thiên Long Bát Bộ… là những bộ phim điển hình được quay tại Tượng Sơn.
Phim trường Tượng Sơn có tổng diện tích 3.927.000 m², khởi công xây dựng vào năm 2005 với 5 khu quay phim chính với nhiều quảng trường và khu phố xưa.
Nếu ai đã từng đến Tô Châu chắc chắn sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp trầm mặc của cổ trấn Đồng Lý. Không chỉ được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp bậc nhất Trung Quốc, Đồng Lý còn là một trong những phim trường được nhiều đạo diễn ưu ái chọn để quay phim. Vẻ đẹp trữ tình với nhiều kênh rạch đan xen, Đồng Lý đã xuất hiện trong những bộ phim như Như Ý Cát Tường, Phong Nguyệt, Yêu Nữ Thiên Hạ…
Chedun tọa lạc tại phía Tây Nam, Thượng Hải, Trung Quốc. Năm 1998, phim trường được xây dựng sớm mang hơi hướng của thời đại dân quốc kháng chiến oanh liệt (trước những năm 1930). Khung cảnh thiên nhiên, đường phố, nhà cửa, được tái hiện một cách chân thực và sống động. Phim trường này khiến ta có cảm giác như đang sống giữa thời đại dân quốc với những cuộc chiến trường kỳ đầy tiếng súng đạn, không gian ở đây như có chút gợi nhớ, gợi thương, gợi chút buồn quá khứ và chút sầu khi đứng trên chiếc cầu.
Một số bộ phim đã được quay tại đây như: Khuynh Thành Chi Luyến, Hoa Anh Hùng, Mộc Lan Truyện… Ngoài ra, phim trường Thượng Hải còn là nơi lấy cảnh của nhiều bộ phim thời dân quốc như Tân Bến Thượng Hải, Tân Dòng Sông Ly Biệt, hay Cẩm Tú Duyên Hoa Lệ Mạo Hiểm…
Phim trường Thượng Hải thường xuyên bán vé cho khách vào tham quan từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Phim TVB có sức hút rất lớn với du khách Việt. Nhiều người thừa nhận rằng chính những bộ phim TVB đã mang họ đến với đặc khu Hồng Kông, để một lần tận mắt dạo bước giữa những khung cảnh quen thuộc trên màn ảnh nhỏ. Bên cạnh những địa danh có thật, du khách còn có cơ hội khám phá phim trường hoành tráng nằm trong TVB city.
Phim trường TVB nằm ở khu Tseung Kwan O, khá xa trung tâm, có diện tích 110.000 m2 được xây dựng từ năm 2003, sử dụng chủ yếu để thực hiện các bộ phim thời xưa. Trong đó, phim trường chia ra làm 2 khu, tương ứng với hai giai đoạn lịch sử. Một là phim trường cổ trang thời phong kiến và hai là phim trường dân quốc trong những năm đầu thế kỷ 20.
Khu vực dân quốc thu hút đông khách du lịch nhất vì được đầu tư khá kỹ lưỡng, thiết kế các tòa nhà đều đẹp, mô phỏng những dãy phố cổ ở Hồng Kông thập niên 1930-1940 với rất nhiều công trình từ nhà hát Pak Lok Mun (Bách Lạc Môn), bệnh viện trên đỉnh núi, dãy phố buôn bán...
Các con hẻm nhỏ hay con đường chính đều được trau chuốt từng chi tiết nhỏ, mang dáng dấp từ thời thuộc địa. Trong đó, hai con phố được xây dựng gần như nguyên bản là phố Thạch Bản và phố Vĩnh Lợi. Thạch Bản từng bị bão phá hủy năm 2012, sau đó đã được xây dựng kiên cố chứ không chỉ phục dựng để quay phim. Đây là nơi quay các phim như Thần thám Cao Luân Bổ, Gian nhân Kiên, Bản lĩnh đại thiên kim...
Còn với những ai hâm mộ Anh hùng thành trại - siêu phẩm mới toanh của TVB vừa được chiếu ở Việt Nam thì sẽ thấy quen thuộc với phố Vĩnh Lợi - nơi có những con hẻm nhỏ. Du khách sẽ nhận ra cửa hàng tạp hóa của bà Thái, tiệm uốn tóc của Điêu Lan, hội Phúc Lợi hay các con hẻm tệ nạn mô phỏng khu Cửu Long Thành trại thời xưa.
Phim trường TVB mở cửa cho du khách vào tham quan trong những khung giờ cố định. Du khách nên kiểm tra trên website chính thức để tránh tiếc hùi hụi khi tới nơi đúng lúc đóng cửa do đoàn làm phim đang thực hiện các cảnh quay.
Tham quan 9 phim trường ấn tượng trên đây để hiểu thêm về ngành công nghiệp phim cổ trang Trung Quốc là một trong những trải nghiệm thú vị đối với bất kỳ ai. Hãy đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism để không bỏ qua những địa điểm nổi tiếng này nhé!