Hợp Tác Quốc Phòng Việt Nam Nhật Bản

Hợp Tác Quốc Phòng Việt Nam Nhật Bản

Hai bên thống nhất thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng bước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả, phù hợp với quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” của hai nước.

Hai bên thống nhất thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng bước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả, phù hợp với quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” của hai nước.

Hợp tác nghị viện ngày càng thực chất, hiệu quả

Quan hệ giữa cơ quan lập pháp của hai nước luôn được đẩy mạnh, phát triển ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả. Chủ tịch Quốc hội hai nước dành nhiều sự quan tâm tới thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội.

Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và đoàn các cấp nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các nghị sỹ, góp phần thiết thực vào việc triển khai và thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.

Ngoài trao đổi đoàn cấp cao và giữa các cơ quan chuyên môn, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản cũng thúc đẩy giao lưu nghị sỹ trong khuôn khổ Nghị sỹ hữu nghị và Nghị sỹ trẻ, nữ Nghị sỹ Quốc hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản cùng với Liên minh Nghị sỹ Nhật Bản-Việt Nam luôn đóng vai trò cầu nối tích cực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, giao lưu giữa các nghị sỹ, hợp tác địa phương đi vào chiều sâu, thực chất.

Trong khuôn khổ hợp tác nghị viện đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF), Hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA), hai bên có quan điểm tương đồng về việc xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thường xuyên tham vấn và ủng hộ lẫn nhau trong quan điểm về các vấn đề an ninh hàng hải, hàng không tại khu vực.

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lần này nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam-Nhật Bản.

Chuyến thăm là dịp để Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà, dự kiến trong chuyến thăm Nhật Bản lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ có nhiều hoạt động như hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo Nhật Bản; gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản…

Đặc biệt trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản.

Đây là tiền đề rất quan trọng, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước, tạo điều kiện thuận lợi để hai bên triển khai các hoạt động hợp tác song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương, góp phần thúc đẩy quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới," phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước.

Ngoài ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà tin tưởng rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn không chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản mà còn tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Nhật Bản, mang lại những lợi ích cụ thể cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước./.

Ngày 6/7, tại Moskva, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã chào xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, Đại tướng Sergei Shoigu.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đến Đại tướng Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga; và mời Đại tướng Sergei Shoigu sang thăm chính thức Việt Nam vào thời gian phù hợp.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, gắn bó từ lâu.

Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, phù hợp Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga đến năm 2030, do lãnh đạo cấp cao Nga và Việt Nam ký ngày 30/11/2021.

Đại tướng Sergei Shoigu bày tỏ cảm ơn Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cùng Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhận lời sang thăm, làm việc tại Liên bang Nga; bày tỏ luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga; cho biết sẽ thường xuyên quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhất là về trao đổi đoàn cấp cao, công tác đào tạo và hợp tác về kỹ thuật quân sự...

Đại tướng Sergei Shoigu trân trọng cảm ơn về lời thăm hỏi của Đại tướng Phan Văn Giang; vui lòng nhận lời mời thăm chính thức Việt Nam của Đại tướng Phan Văn Giang; cho biết sẽ thu xếp chuyến thăm trong thời gian sớm nhất.

Cùng ngày, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đồng chủ trì Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Liên bang Nga lần thứ 6; đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian qua, xác định phương hướng hợp tác thời gian tới.

Hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo... luôn được tăng cường

Ngoài hợp tác kinh tế-thương mại, hai nước cũng hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục-đào tạo, y tế, du lịch, hợp tác giữa các địa phương, lao động… Trong đó, hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở từ năm 2003, tiểu học từ năm 2019. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho ngành giáo dục-đào tạo của Việt Nam thông qua các chương trình viện trợ ODA. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này.

Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người. Nhật Bản đã hỗ trợ nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao. Hai nước đã hợp tác thành lập Trường Đại học Việt Nhật tại Hòa Lạc (Hà Nội) vào tháng 10/2014 nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ.

Về giao lưu văn hóa, các lễ hội thường niên như Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam và Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam… luôn được đông đảo nhân dân hai nước đón nhận.

Về hợp tác lao động, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam; Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (tháng 6/2017); Bản ghi nhớ về chế độ Lao động kỹ năng đặc định (tháng 5/2019). Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong tổng số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản (khoảng 310.000 người).

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 110 văn bản hợp tác, trong đó các cặp quan hệ tiêu biểu có TP Hồ Chí Minh với Osaka (2007), Nagano (2017); Hà Nội với Fukuoka (2008), Tokyo (2013); Đà Nẵng với Sakai (2009), Yokohama (2013); Phú Thọ-Nara (2014), Huế-Kyoto (2014); Quảng Nam-Nagasaki (2014); Hưng Yên-Kanagawa (2015), Hải Phòng-Niigata (2015)...

Số lượng người Việt Nam lưu trú tại Nhật hiện là gần 600.000 người. Người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Nhật Bản, trong đó chủ yếu tập trung tại tỉnh Aichi, Tokyo, Osaka, Saitama, Chiba; khu vực Kyushu… Đây là nền tảng vững bền cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, góp phần làm cho hai dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn.