Làm nail là một dịch vụ làm đẹp phổ biến ở Nhật Bản, được nhiều người ưa chuộng. Nếu bạn đang có ý định làm nail ở Nhật, hãy học đọc tiếp bài viết này về: cách tìm nail care ở Nhật, bảng giá, từ vựng cần biết khi làm nail ở Nhật nhé!
Làm nail là một dịch vụ làm đẹp phổ biến ở Nhật Bản, được nhiều người ưa chuộng. Nếu bạn đang có ý định làm nail ở Nhật, hãy học đọc tiếp bài viết này về: cách tìm nail care ở Nhật, bảng giá, từ vựng cần biết khi làm nail ở Nhật nhé!
Ngân sách dành cho điện, gas và internet trung bình hàng tháng là 60 Euro và chi phí kết nối internet trung bình là 25 Euro mỗi tháng. Khoản tiền này được chia đều cho những người cùng thuê nhà.
Bạn nên dự trù 50-100 Euro mỗi tháng để mua sách vở và các tài liệu học tập. Bên cạnh đó nên đăng ký bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe trong thời gian du học Pháp, mức phí khoảng 30-50 Euro mỗi tháng.
Cước điện thoại trung bình hàng tháng là 15-25 Euro. Trong một số trường hợp khi giao dịch trực tuyến chỉ tốn 10 Euro mỗi tháng.
Sinh viên có thể đi làm thêm để trang trải phần nào chi phí sinh hoạt cũng như trải nghiệm cuộc sống nước Pháp. Thị thực du học Pháp hợp lệ cho phép bạn làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần. Mức lương tối thiểu (SMIC) ở Pháp là 11,52 Euro mỗi giờ (cập nhật vào 01/05/2023). Sau khi khấu trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc khoảng 20%, bạn có thể nhận 9,12 Euro một giờ.
Bài viết liên quan: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm tại Pháp
Ở Pháp, sinh viên thuộc mọi quốc tịch với bất kỳ loại hình thuê nhà nào đều có thể được hưởng trợ cấp đặc biệt của chính phủ về nhà ở CAF (Caisse d’allocations familiales) hoặc APL (Aide personnalisée au logement). Đây là quốc gia duy nhất ở Châu Âu triển khai chính sách này. Nếu đăng ký thành công, bạn có cơ hội được hỗ trợ 30-50% chi phí.
Sinh viên có thể tiếp cận nhiều hoạt động văn hóa với mức giá ưu đãi. Chỉ cần xuất trình thẻ sinh viên là bạn sẽ được giảm giá khi đến bảo tàng, nhà hát và rạp chiếu phim. Hầu hết thư viện cũng miễn phí vào cửa cho tất cả sinh viên.
Bạn cũng có thể hỏi thăm các chương trình giảm giá cho việc đi lại, cả trong đô thị lẫn liên tỉnh. Ở các thành phố, các công ty vận tải đô thị đưa ra mức giá ưu đãi cho sinh viên. Đi tàu cũng rẻ hơn nhờ gói ưu đãi dành cho nhóm tuổi 18-27 của SNCF.
Các thương hiệu fast food thường xuyên có chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên kéo dài cả năm, thậm chí đôi khi còn tặng thêm bánh sandwich miễn phí.
Xuất trình thẻ sinh viên khi mua phần mềm, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào, bạn có cơ hội hưởng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên. Các trung tâm photocopy và in ấn cũng có mức giảm giá đáng kể.
Sinh viên cần xin visa để đến Pháp học tập. Để nộp hồ sơ xin cấp visa, bạn phải thanh toán phí thị thực và phí dịch vụ nộp hồ sơ tại TLScontact.
Lưu ý rằng, phí thị thực và phí dịch vụ đều không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào. Phí thị thực được quy định bằng Euro nhưng bạn cần thanh toán bằng VNĐ. Tỷ giá được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền của Pháp và được cập nhật thường xuyên, do đó, số tiền bạn được yêu cầu thanh toán có thể khác biệt so với số tiền hiển thị trên đây.
Theo luật pháp Pháp, bất kỳ sinh viên nước ngoài nào muốn học tập tại Pháp đều phải chứng minh rằng họ có đủ nguồn lực: 615 Euro mỗi tháng hoặc 7.318 Euro mỗi năm, để tự hỗ trợ bản thân mà không cần làm việc. Con số này chỉ là ước tính. Thực tế, một số khu vực cần mức cao hơn, chẳng hạn ở Paris phải 1.100 Euro một tháng.
INEC với 18+ năm kinh nghiệm tuyển sinh quốc tế cùng đội ngũ tư vấn viên trên 23 năm tuổi nghề. Hãy đến INEC và tận hưởng dịch vụ hỗ trợ du học toàn diện về:
Hy vọng những thông tin cơ bản này đã phần nào giúp bạn ước tính được đi du học Pháp cần bao nhiêu tiền một năm. Nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp chuyên sâu về khóa học, trường học bạn đang quan tâm, hãy liên hệ với INEC qua:
Trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng
Tân sinh viên năm 2024 đang háo hức mong đợi điểm chuẩn xét tuyển sẽ được các trường đại học công bố từ ngày 17/8 tới. Song, một nỗi lo khác được đặt cạnh là học phí, chi phí học tập ngày càng đắt đỏ, nhất là tại những thành phố lớn như TPHCM.
Đặng Thủy (quê Nghi Lộc, Nghệ An) đang học năm 2 tại một trường đại học ở quận Gò Vấp, TPHCM. Ngay từ khi Thủy nhập học năm nhất, mẹ của em cũng phải tạm xa quê để vào TPHCM làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Thủy chia sẻ, hai mẹ con thuê một căn phòng trọ trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Lâm, phường 3, quận Bình Thạnh với chi phí 1,6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm điện, nước, phí sinh hoạt.
"Phòng rộng khoảng 8m2, không cửa sổ, không có giường hay bất cứ đồ đạc nào. Dù ban ngày hay ban đêm thì đều nóng bức, khó thở. Hầu như em phải mở cửa ngủ cả ngày lẫn đêm. Dẫu vậy, em cũng phải cố gắng vì gia đình không có điều kiện", Thủy chia sẻ.
Căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2 của Đặng Thủy (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Ngoài tiền trọ, Thủy sẽ tốn thêm khoảng 3 triệu đồng tiền ăn, các phát sinh khác 500.000 đồng... Như vậy, cô sẽ phải tiêu tốn khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.
Là tân sinh viên năm học tới, Phan Duy (cựu học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Bình Phước) thu xếp lên TPHCM sớm để kiếm chỗ trọ rẻ, đồng thời tìm thêm việc làm để trang trải chi phí học tập.
Duy thuê căn trọ trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh với giá 1,5 triệu đồng/tháng, diện tích chưa tới 10m2. Các chi phí khác cũng nằm trong khoảng 4 triệu đồng.
Còn Ngọc Mai (sinh viên năm 2, ngành truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định) cho biết mình tiết kiệm lắm cũng tốn 3-4 triệu đồng/tháng.
Cô nàng quê Kiên Giang liệt kê số tiền mỗi tháng cần chi: Tiền ký túc xá 1,3 triệu đồng; tiền điện nước 300.000 đồng; chi phí phát sinh cho việc học 500.000 đồng; mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân 1,1 triệu đồng; đi chơi và ăn uống cùng bạn bè 400.000 đồng...
"Bố mẹ vẫn thường gửi đồ ăn ở dưới quê lên, em tự nấu nướng nên không phát sinh tiền ăn uống nhiều. Dù vậy, mỗi tháng em cũng tốn khoảng gần 4 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt khác", Mai nói.
Nữ sinh tâm sự cô ở ký túc xá trong trường với 4 bạn khác nên tiết kiệm tiền trọ hơn, phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, không tốn chi phí đi lại song cũng khá bất tiện bởi ở đông nên phức tạp.
Không thuê trọ cũng tốn 3-5 triệu đồng/tháng
Dù ở với gia đình, song mỗi tháng Đăng Nguyễn (quận 12, TPHCM) cho biết vẫn phải xin mẹ khoảng 2-3 triệu đồng.
Các chi phí cần chi như: Xăng xe 650.000 đồng; chi phí cho học tập, các khóa học kỹ năng khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng; hoạt động trải nghiệm 300.000 đồng; đi ăn uống bên ngoài 700.000 đồng; mua sắm 100.000 đồng...
Một phụ huynh đi tìm phòng trọ cho con chuẩn bị đi học đại học (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Còn Mỹ Duyên (Quy Nhơn, Bình Định) cũng không tốn chi phí nhà trọ do sống cùng chị gái, nhưng vẫn phát sinh thêm khoản khác.
Cô nói rằng mình sẽ chi tiền ăn trưa khoảng 1,5 triệu đồng; xăng xe 500.000 đồng; chi phí mua giáo trình, in bài tập, bút vở 500.000 đồng; trang điểm, dưỡng da 1 triệu đồng; mua quần áo và các phát sinh khác 1 triệu đồng... Tổng chi phí cho 1 tháng khoảng 4,5 triệu đồng.
Mai Vy (sinh viên năm 3, Trường Đại học Luật TPHCM) dành khoảng 5 triệu mỗi tháng cho sinh hoạt cá nhân. Cô quê Biên Hòa, Đồng Nai cảm thấy may mắn khi ở cùng bà ngoại nên được "bao" tiền thuê nhà và tiền điện nước.
Các khoản phát sinh thêm gồm: Xăng xe 300.000 đồng; ăn uống 3 triệu đồng; liên hoan với bạn bè 500.000 đồng, cà phê và nước uống, ăn vặt 500.000 đồng; du lịch ngắn ngày (nếu có) 1 triệu đồng...
Mai Vy dành khoảng 5 triệu đồng cho cá nhân dù đã được gia đình "bao" tiền ở, điện nước (Ảnh: NVCC).
Mức chi phí khoảng 5 triệu đồng (chưa bao gồm học phí và các mua sắm lớn như máy tính, điện thoại, xe máy...) gần như là chi phí tối thiểu để có thể sinh sống, học tập tại trung tâm TPHCM.
Với các sinh viên học ở vùng ven thành phố, mức chi phí có thể thấp hơn một phần, song cũng là khoản tiền lớn với nhiều gia đình ở nông thôn.
Sinh viên "nhà giàu" tốn hàng chục triệu đồng
Với "con nhà giàu", chi phí học đại học sẽ có mức cao hơn, thậm chí lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Hồi đầu năm, một nữ sinh tên T. (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) gây xôn xao khi chia sẻ chi 25 triệu đồng mỗi tháng cho những "sinh hoạt cơ bản".
Do không có nhà ở TPHCM, nữ sinh cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền điện nước, số tiền này chia đều thành 5 triệu đồng/người/tháng.
Các khoản chi phí cần thiết khác cho một tháng được cô liệt kê gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe 4,5 triệu đồng; tiền học phí đại học 5 triệu đồng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng; tập thể hình 4,5 triệu đồng; gội đầu dưỡng sinh 500.000 đồng...
Ngoài ra, do đặc thù công việc làm thêm liên quan tới hình ảnh nên nữ sinh này dành 2 triệu đồng cho chi phí quần áo, mỹ phẩm và 2 triệu đồng cho trang điểm đi sự kiện.
Mức chi tiêu 25 triệu đồng/tháng của sinh viên "nhà giàu".
Tổng chi phí mỗi tháng cho cuộc sống của T. khoảng 25 triệu đồng.
"Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì công việc liên quan tới hình ảnh và mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản", nữ sinh này cho hay.
Nữ sinh bày tỏ do đặc thù công việc và yếu tố khác nữa nên chi phí này đối với sinh viên hơi nhỉnh hơn một chút nhưng với các bạn khác chỉ tốn khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cũng đã thảnh thơi rồi.
Câu chuyện chi phí học tập, sinh hoạt là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí học tập, nhiều sinh viên chọn phương án đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.
TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định, cho hay tùy vào điều kiện hoàn cảnh, địa lý, ngôi trường theo học, công việc làm thêm mà mỗi sinh viên sẽ có mức chi tiêu sinh hoạt khác nhau.
Song, để không bị áp lực kinh tế trong khoảng thời gian học đại học, TS Toàn khuyên mỗi gia đình cần chọn môi trường học tập phù hợp với điều kiện gia đình, không nên quá cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ông cho hay, ngoài học phí hàng tháng, những khoản cần thiết khác như: Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Chưa kể, quá trình học tập đại học sẽ phát sinh thêm tiền giáo trình, tiền máy tính, tiền học thêm kỹ năng…
"Với những gia đình chưa có nhiều điều kiện nên lựa chọn trường có mức học phí vừa phải, địa điểm trung tâm để thuận tiện đi làm thêm. Tạo áp lực kinh phí sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, khó khăn cho cha mẹ", ông Toàn nói.
* Tên các sinh viên đã được thay đổi