Học sinh Trường tiểu học Lê Đình Chinh, Q.11
Học sinh Trường tiểu học Lê Đình Chinh, Q.11
Bạn đọc Báo Thanh Niên gửi nhiều bình luận phía dưới bài viết Một trường TP.HCM vào học lúc 8 giờ, từ năm học mới, bày tỏ sự tán đồng với sự điều chỉnh của thầy hiệu trưởng.
Phụ huynh Trịnh Cường bình luận: "Rất nhiều phụ huynh và nhiều người đồng thuận đánh giá cao việc trường đi tiên phong, cái gì phù hợp và thuận lợi cho các cháu thì nên làm ngay là đây".
Bạn đọc HPVinh: "Tôi nghĩ lùi thời gian học như vậy là hợp lý. Tránh tình trạng học sinh ngủ gật, ngáp trong giờ học.
Còn bạn đọc phuoctamnguy chia sẻ về việc học sinh vào học lúc 8 giờ: "Tôi nghĩ đây là sự tiên phong, một bước đột phá tích cực. Ở chỗ tôi 6 giờ 45 là học sinh phải có mặt, 7 giờ là đánh trống. Em nào đến trường sau 7 giờ là xem như đi trễ. Tôi chỉ cần lùi 30 phút thôi là mọi việc sẽ ổn, đỡ khổ cho phụ huynh chúng tôi rất nhiều".
vừa ra thông báo về giờ học và giờ thi mới áp dụng cho học kỳ 1 năm học 2020-2021.
Theo đó, khung giờ học lý thuyết, thí nghiệm, thực hành bắt đầu từ 6 giờ 30 sáng và kết thúc vào 21 giờ 30. Khung giờ học gồm 16 tiết, cách 3 tiết nghỉ giải lao 10 phút.
phải có mặt tại lớp học, phòng thí nghiệm và thực hành trước 5 phút. Riêng các lớp học thí nghiệm, thực hành không nghỉ giải lao.
Khung giờ học mới của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
Chỉ 1 giờ sau khi thông báo này được đăng tải, trên fanpage Facebook của trường đã có hơn 1.200 bình luận, hầu hết các ý kiến cho rằng việc bắt đầu tiết học đầu tiên từ 6 giờ 30 là quá sớm.
Bạn V.H.H. đặt câu hỏi: "Với vấn đề tắc đường, nhà xa trường, kẹt khu gửi xe trong trường, chưa kể lên thang máy cũng phải chờ thì sinh viên nhà ở xa phải dậy từ mấy giờ để chuẩn bị kịp học tiết 1?".
T.V. viết: "Nhà mình ở Hóc Môn thì 5 giờ mình đi rồi gửi xe xong vào học luôn". H.L. thì ý kiến: "Em không đồng ý việc này, mong trường trở về như cũ".
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết lịch học mới này tiết 1 bắt đầu lúc 6 giờ 30, sớm hơn lịch học hiện nay 30 phút.
Ông Tán cho biết nhà trường đã họp và bàn tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương án này. Thực tế, việc bắt đầu giờ học lúc 6 giờ 30 sáng là quay trở lại cách làm trước đây trường đã từng thực hiện.
"Nay trường chuyển về khung giờ cũ là có nhiều nguyên nhân. Trong đó có lý do nhằm tránh xảy ra tình trạng kẹt xe trước cổng trường cùng với 2 trường mầm non gần đó vào khoảng 7 giờ sáng", ông Tán cho hay.
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên vào chiều nay, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết sở đã có văn bản chính thức về việc rà soát, điều chỉnh giờ vào học tiết học đầu tiên của tất cả các trường từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT.
"Ở bậc tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các cơ sở giáo dục giờ vào học tiết học đầu tiên không trước 7 giờ 30 phút, còn nếu vào học ở sau giờ đó, thì mỗi trường cần có thời gian khoa học. Và trước khi quyết định thời gian đó thì nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể trình lên cơ quan quản lý của mình, ví dụ ở đây là Phòng GD-ĐT Q.11, UBND Q.11. Vì giờ giấc vào học, ra về còn liên quan nhiều yếu tố khác, không chỉ nằm trong nội bộ trường học mà còn là vấn đề an ninh trật tự trường học, giao thông trước trường học…", ông Hồ Tấn Minh cho biết.
Tháng 10.2022, Báo Thanh Niên từng có loạt bài Nên lùi giờ vào học, các chuyên gia sức khỏe cho thấy cần lùi giờ vào học vì chiều cao, trí tuệ của học sinh. Sau đó, ngày 1.11.2023, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản chính thức về việc rà soát và điều chỉnh giờ vào học tiết học đầu tiên của tất cả các trường từ mầm non, tiểu học và THCS, THPT.
Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu giờ học tiết học đầu tiên ở bậc học mầm non và tiểu học không trước 7 giờ 30 phút; bậc THCS không trước 7 giờ 15 phút; bậc THPT không trước 7 giờ. Đồng thời, nhà trường xây dựng kế hoạch mở cửa đón học sinh từ 6 giờ 30 phút. Không để học sinh đi học trễ hoặc về sớm tập trung ở khu vực phía trước cổng trường. Sau đó, hàng loạt trường ở các quận, huyện đã có sự rà soát, điều chỉnh. Trường nào đã làm đúng theo hướng dẫn trên của sở về giờ vào học tiết học đầu tiên thì giữ nguyên, còn lại đều đã thay đổi.