Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.
Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.
Theo tra cứu của TS Nguyễn Tuấn Minh, ĐH Monash (Úc) và một số thành viên của diễn đàn Liêm chính khoa học (LCKH - một diễn đàn trên
lập ra để thảo luận các vấn đề liên quan), công bố đầu tiên của nhà khoa học nữ Việt Nam là bài
của GS Võ Hồng Anh, đăng trên Doklady Akademii Nauk SSSR (Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô) năm 1965, về lĩnh vực thủy động lực học (Hydromechanics).
Nhà khoa học nữ người Việt đầu tiên là TS Hoàng Thị Nga (Báo Thanh Niên đã có nhiều bài phản ánh) sinh năm 1903, quê ở làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là TP.Hà Nội. Thân phụ của bà là quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Anh em của bà có nhiều người là trí thức “Tây học”. Bà từng học
gái (thời đó ở phố Hàng Trống, Hà Nội), sau học trường sư phạm (ở phố Hàng Bài, Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp sư phạm, bà từng dạy học ở Đáp Cầu, Bắc Ninh. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất ở Việt Nam, bà sang Pháp học tú tài phần hai rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học tiến sĩ và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19.3.1935.
Tiếp theo là một bài báo về lĩnh vực vật lý toán (
. Đây là một tạp chí uy tín của Nhà xuất bản Elsevier, Hà Lan (là một nhà xuất bản lớn bậc nhất
về xuất bản khoa học). GS Nguyễn Thị Hồng bảo vệ tiến sĩ ở Viện Vật lý hạt nhân Dubna (Liên Xô) năm 1974 và bảo vệ tiến sĩ khoa học năm 1982 cũng ở Viện Dubna.
Cũng theo TS Nguyễn Tuấn Minh và nhóm LCKH, một trong những nhà khoa học nữ có công bố quốc tế sớm còn có TS Nguyễn Thị Tâm Bắc, ngành toán, với bài Representing positive-definite generalized kernels in terms of eigenfunctions of partial differential expressions đăng trên tạp chí Ukrainian Mathematical Journal năm 1970. Ngoài ra, TS Lê Vũ Anh (con gái cố Tổng bí thư Lê Duẩn) bảo vệ tiến sĩ ở ĐH Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô) năm 1979 cũng đăng bài Classical asymptotic behavior of the free Schrödinger equation for calculating corrections in the stationary phase method trên tạp chí Theoretical and Mathematical Physics năm 1975. “Đáng tiếc chị qua đời khi sinh con năm 1981, khi sự nghiệp đang dang dở”, TS Minh nhận xét.
nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ qua là GS Hoàng Xuân Sính, học trò của nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck (huy chương Fields 1966). Bà bảo vệ luận án tiến sĩ nhà nước (doctorat d'État, nay tương đương với tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 7 (Pháp) vào năm 1975. Có thể nói, bà là nhà khoa học nữ đầu tiên của Việt Nam có bằng doctorat d'État.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, các nữ khoa học chưa được nhóm LCKH “điểm danh” là GS Ngô Thị Thuận (ngành hóa học) và GS Nguyễn Thị Lê, dù họ cũng đã sớm có công bố quốc tế và có hoạt động khoa học tích cực về sau, trong thời gian công tác trong nước. GS Ngô Thị Thuận học đại học và làm nghiên cứu sinh (cả tiến sĩ và tiến sĩ khoa học) ở ĐH Tổng hợp Lomonosov. Năm 1964 và 1965, khi đang làm tiến sĩ, bà đã có 2 bài báo quốc tế trên tạp chí Doklady Akademii Nauk SSSR. Trao đổi với Thanh Niên, GS Thuận nói: “Tôi sang Liên Xô làm tiến sĩ năm 1962. Cùng đi với tôi đợt đó, giới nữ chỉ có một người nữa ngành sinh là chị Nguyễn Thị Lê. Về sau, chị Lê cũng là nhà khoa học tên tuổi, có nhiều công bố tốt”.
Cũng theo tìm hiểu của Thanh Niên, GS Nguyễn Thị Hồng là phu nhân của GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ (nay là Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam). Suốt cuộc đời làm khoa học của mình, GS Hồng gắn bó với Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam và tiếp tục có nhiều công bố quốc tế. Bà mất hồi đầu thập niên 1990 vì bạo bệnh, trước khi nghỉ hưu.
Còn GS Võ Hồng Anh vẫn được truyền thông trước đây nhắc đến thường xuyên bởi bà không chỉ là con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái (em ruột nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) mà còn là một trong những nhà khoa học nữ có nhiều thành tựu đáng trân trọng. Bà bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay gọi chung là tiến sĩ) năm 1969 về lý thuyết plasma ở Viện Dubna (Liên Xô), bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học năm 1982 ở viện này. Năm 1988, bà được trao giải thưởng Kovalevskaia (một giải thưởng quốc tế dành cho các nhà khoa học nữ). Bà cũng gắn bó lâu năm với Viện Vật lý, có nhiều công bố quốc tế. Tuy nhiên, bà cũng sớm qua đời vào năm 2009 vì bạo bệnh.
Còn TS Nguyễn Thị Tâm Bắc từng là Phó chủ nhiệm khoa Toán - Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, là người cả cuộc đời gắn bó với khoa Toán - Tin. Theo GS Đỗ Đức Thái, Chủ nhiệm khoa Toán - Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người từng công tác với TS Tâm Bắc suốt 20 năm, thì TS Tâm Bắc là một người có uy tín về độ nghiêm túc trong công việc, có nhiều cố gắng trong chuyên môn.
, TS Minh nhận xét: “Bình thường với một phụ nữ, việc hy sinh thời gian vì khoa học đã rất khó khăn vì họ cần nhiều thời gian làm thiên chức của người phụ nữ là chăm lo cho gia đình, chăm sóc chồng con. Trong hoàn cảnh những năm 1960 - 1970 khi đất nước đang giai đoạn chiến tranh ác liệt, thì chuyện làm khoa học đối với các nữ tiền bối quả thật là điều thần kỳ. Vào giai đoạn đó, họ là những nữ sinh viên, nghiên cứu sinh được nhà nước cử đi học ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Họ đã làm rất xuất sắc nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình không kém các đồng nghiệp nam giới. Giá như nhà nước tạo điều kiện hơn nữa cho những nhà khoa học nữ này yên tâm công tác thì có lẽ họ đã có một sự nghiệp khoa học rất vẻ vang”.