Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 184/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương đến hết năm 2025.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 184/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương đến hết năm 2025.
Dù không nằm trong top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nhận được lượng vốn FDI từ nước ngoài vào thành phố. Dữ liệu từ Cục thống kê TP.HCM cho biết, đến ngày 20/8, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố là 1,9 tỷ USD, đồng nghĩa với mức giảm 27,2% so với cùng kỳ. Trong tổng số vốn ngoại đầu tư vào thành phố, có 762 dự án mới được cấp phép, với vốn đăng ký đạt 390,4 triệu USD, đánh dấu một sự tăng lên đáng kể, là 59,1% về số dự án và 26,2% về vốn so với cùng kỳ trước đó.
Căn cứ theo Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020,thì cơ cấu tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quản lý doanh nghiệp theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; hoặc
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần thì quyết định quản lý doanh nghiệp tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với từng loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tập trung hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Đó là một trong những nội dung UBND tỉnh yêu cầu tại Công văn số 3015/UBND-KT gửi các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 23/3/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1937/UBND-KT ngày 14/3/2024 của UBND tỉnh về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả các Đề án cơ cấu lại, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển hàng năm, 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Cùng với đó, chú trọng nâng cao công tác quản trị, hoàn thiện bộ máy, nhân sự bảo đảm tinh gọn; sử dụng nguồn lực hiệu quả, ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bám sát nhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu đối với các tác động kinh tế bất lợi bảo đảm tăng trưởng và đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động.
Đồng thời, tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tạo các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước; chú trọng xây dựng thương hiệu, đánh giá đúng và phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp để tận dụng, tạo tiền đề phát triển. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp, tạo động lực bứt phá.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động, trách nhiệm trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước phát triển.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nội dung trên; trường hợp phát sinh các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn nhất và phát triển nhất tại Việt Nam, thu hút một lượng lớn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này đa dạng về ngành nghề, từ lĩnh vực công nghiệp đến dịch vụ và công nghệ, tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp quốc tế độc đáo và đa văn hóa. Các công ty này không chỉ mang theo những nguồn lực tài chính mạnh mẽ, mà còn đem đến những phương pháp quản lý hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra, sự hiện diện của các công ty có vốn nước ngoài còn đóng góp tích cực vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương. Điều này giúp nâng cao chất lượng lao động và tạo ra những cơ hội nghề nghiệp mới cho cộng đồng địa phương, góp phần vào sự phồn thịnh và bền vững của thành phố. Vậy tình hình đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là như thế nào, và các doanh nghiệp vốn nước ngoài nào đang có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, hãy cùng Siglaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Như vậy, theo pháp luật hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.