Ở Việt Nam hiện nay, ngoại ngữ là một điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho việc học tập và công việc của mỗi cá nhân. Không những thế, việc có ngoại ngữ còn là một lợi thế lớn giúp các cá nhân nâng cao khả năng được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Hiện nay, người dân Việt Nam học rất nhiều ngoại ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,… nhưng chủ yếu nhất là tiếng Anh nên ở bài viết này ngoại ngữ mà Công ty Luật Siglaw nhắc đến là tiếng Anh. Và để đánh giá chính xác được năng lực của từng cá nhân thì Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chia ngoại ngữ này thành 6 cấp bậc. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 của Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, ngoại ngữ là một điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho việc học tập và công việc của mỗi cá nhân. Không những thế, việc có ngoại ngữ còn là một lợi thế lớn giúp các cá nhân nâng cao khả năng được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Hiện nay, người dân Việt Nam học rất nhiều ngoại ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,… nhưng chủ yếu nhất là tiếng Anh nên ở bài viết này ngoại ngữ mà Công ty Luật Siglaw nhắc đến là tiếng Anh. Và để đánh giá chính xác được năng lực của từng cá nhân thì Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chia ngoại ngữ này thành 6 cấp bậc. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 của Việt Nam.
Hiện nay, chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp chỉ ghi ngày cấp và không ghi thời hạn sử dụng của chứng chỉ. Cho nên việc bằng có hiệu lực trong bao lâu sẽ do các đơn vị chủ quản quy định.
Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (tiếng anh bậc 3) hay trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam tương đương B1 trong khung tham chiếu Châu Âu. Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3/6 sẽ được cấp cho những người tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đạt trình độ B1.
Ngoài việc thi chứng chỉ tiếng anh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì các cá nhân có thể thi các chứng chỉ nước ngoài mà được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận như IELTS, TOEIC, TOEFL,…. Dưới đây là bảng quy đổi điểm mà Công ty Luật Siglaw đã tổng hợp tuy nhiên tùy vào mục đích của từng cá nhân mà thang điểm có thể thay đổi.
Như vậy, Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 là một yêu cầu quan trọng đối với nhiều cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp. Việc có được chứng chỉ này thể hiện trình độ ngoại ngữ của các cá nhân, đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu ngày càng cao của các tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 là gì? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về vấn đề thành lập trung tâm ngoại ngữ, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw
LTS: Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, theo đó yêu cầu giáo viên mầm non có chứng chỉ bậc 2, bậc 3 ngoại ngữ.
Từ đó, trước vấn đề trên, thầy giáo Nguyễn Cao đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Có lẽ, Dự thảo chuẩn giáo viên mầm non là bộ chuẩn cuối cùng nhằm đánh giá người thầy trong từng năm học đã được Bộ Giáo dục công bố để lấy ý kiến đóng góp của dư luận.
Điều chúng tôi không đồng tình là ở cấp học này Bộ vẫn yêu cầu giáo viên phải có trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam mới được xếp loại tốt.
Trong khi, theo quy định của Bộ Giáo dục thì khi học sinh vào lớp 1 mới được dạy chữ (tiếng Việt) thì yêu cầu giáo viên mầm non phải có chứng chỉ tối thiểu là bậc 1 (mới được xếp loại Đạt) liệu có khiên cưỡng lắm không?
Và, yêu cầu về ngoại ngữ cao như vậy để làm gì khi mà công việc của họ chẳng bao giờ phải sử dụng ngoại ngữ?
Nếu như đối với giáo viên phổ thông thì họ còn phải giảng dạy, tiếp xúc với nhiều văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học có sử dụng bằng tên nhân vật, các kí hiệu được viết tắt, tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.
Chứ giáo viên Mầm non hàng ngày dạy các cháu từ 2-5 tuổi thì dạy cho các cháu nói rõ tiếng Việt, hát vài bài hát, hướng dẫn một vài hoạt động vui chơi tập thể là hết ngày.
Ngoài ra, cô còn lo ăn uống, nghỉ ngơi cho các cháu (nếu học bán trú) thì lúc nào sử dụng ngoại ngữ?
Ai cũng biết, trong các cấp học hiện nay thì có lẽ nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non là đang còn dễ dàng hơn đối với giáo viên phổ thông.
Nhiều trường ở các thành phố lớn không tuyển được giáo viên bởi cấp học này cực quá nên nhiều giáo viên vào giảng dạy một thời gian ngắn lại bỏ nghề để đi tìm việc khác.
Nhiều cơ sở tư thục thì chỉ có chủ cơ sở là có chứng chỉ sư phạm mầm non còn những giáo viên còn lại có khi thuê thêm cả lao động phổ thông vào trông coi trẻ.
Đối với các trường ở nông thôn thì phần lớn giáo viên chỉ có bằng sơ cấp và trung cấp sư phạm, sau đó hàm thụ lên dần.
Vì thế, mà phần lớn giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn là trung cấp sư phạm và học tại các trường ở địa phương.
Khi ra trường thì nhiều giáo viên phải kí hợp đồng với hiệu trưởng, với Ủy ban nhân dân xã để được nhận vào làm việc và hưởng mức lương tối thiểu nên mới có trường hợp giáo viên mầm non về hưu mà nhà trước phải hỗ trợ thêm mấy chục ngàn đồng mới đủ mức lương tối thiểu.
Những trường hợp như thế này, chúng ta đã thấy báo chí phản ánh nhiều trong thời gian qua.
Công việc của các cô chủ yếu là “trông trẻ” là chính, mãi lên đến khi 5 tuổi thì một số trường mới dạy cho các cháu làm quen với bảng chữ cái và các số thập phân đầu tiên.
Việc dạy ngoại ngữ trong trường Mầm non ở các trường công lập trên cả nước gần như là chưa có dạy.
Vậy mà Dự thảo chuẩn giáo viên mầm non vừa công bố lại quy định giáo viên phải có trình độ ngoại ngữ cao như vậy để làm gì? Liệu có phải để đánh đố giáo viên hay không?
Ở Tiêu chí 4: Năng lực sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): sử dụng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định; hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc của trẻ (ở vùng dân tộc thiểu số) phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Theo hướng dẫn của dự thảo thì giáo viên được xếp ở mức “đạt” thì cần phải đạt được yêu cầu sau:
- Sử dụng tiếng Anh thông thường (có trình độ Tiếng Anh bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014)
- Hoặc: sử dụng ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định
- Hoặc: Giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ
Nếu đạt mức “khá” cần đạt các yêu cầu:
- Sử dụng tiếng Anh thành thạo (có trình độ tiếng Anh bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014)
- Hoặc sử dụng thành thạo ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định.
- Hoặc: Giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ
Còn nếu muốn xếp được mức “tốt” thì cần phải:
- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (có trình độ Tiếng Anh bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014)
- Hoặc: sử dụng 1 ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định
- Hoặc: Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng dân tộc với trẻ và cha, mẹ của trẻ
Ở Tiêu chí 4 cần các minh chứng:
“Minh chứng 4.1.a Chứng chỉ Tiếng Anh (mức 1/6; 2/6 hoặc 3/6) theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam do tổ chức có thẩm quyền cấp.
Minh chứng 4.1.b. Chứng chỉ về năng lực ngoại ngữ khác (tương đương Chứng chỉ Tiếng Anh ở mức 1/6; 2/6 hoặc 3/6) theo quy định do tổ chức có thẩm quyền cấp.
Minh chứng 4.1.c. Đánh giá cuối năm của Tổ chuyên môn về năng lực ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc (ở mức thông thường; thành thạo hay hiệu quả) với trẻ và cha, mẹ của trẻ”.
Theo chúng tôi, tiêu chí 4 của Dự thảo Chuẩn giáo viên mầm non không cần thiết và chắc chắn không bao giờ thực hiện được trong bối cảnh hiện nay.
Có lẽ, muốn làm cái gì, trước hết Bộ giáo dục phải nhìn vào thực tế giáo viên của mình bởi những năm qua thì việc đào tạo giáo viên mầm non chưa được chú trọng nhiều.
Số lượng giáo viên mầm non được đào tạo chính quy còn quá khiêm tốn so với lượng giáo viên đang giảng dạy.
Hơn nữa, thực tế, dù giáo viên có học đại học chính quy thì vốn kiến thức tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác cũng rất ít người đạt được yêu cầu như quy định của Dự thảo Chuẩn giáo viên mầm non.
Thực tế, bây giờ Bộ yêu cầu giáo viên có chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ thì giáo viên cũng cố gắng đầu tư vài ba triệu đồng “để học” nhưng yêu cầu giáo viên phải giao tiếp tiếng Anh thành thạo thì có lẽ Bộ Giáo dục có nằm mơ cũng không có.
Bởi khi mà người ta đã thành thạo ngoại ngữ thì chẳng có ai đâm đầu đi làm giáo viên mầm non để hàng tháng hưởng vài triệu đồng tiền lương mà vất vả suốt ngày.
Chúng ta còn nhớ, khi công bố Dự thảo Chương trình môn học vừa rồi thì tiếng Anh bắt đầu được dạy cho học sinh vào lớp 3. Đối với lớp 1-2 thì môn tiếng Anh chỉ là môn tự chọn.
Vậy, vì sao mà Dự thảo Chuẩn mầm non lại yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ của giáo viên để làm gì khi mà cấp học này gần như không có gì liên quan đến ngoại ngữ?
Ai cũng biết, giáo viên mầm non là cấp học thấp nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Chính vì thế, yêu cầu về giáo viên trong hàng mấy chục năm qua chưa được chú trọng nhiều.
Chỉ những năm gần đây thì mới có nhiều em theo học đại học, cao đẳng mầm non. Còn ngày trước có khi chỉ đào tạo cấp tốc vài tháng rồi giáo viên đứng lớp. Sau đó thì học bồi dưỡng dần dần theo yêu cầu của từng giai đoạn.
Có lẽ, đối với giáo viên mầm non thì việc quan trọng nhất mà Bộ hướng tới là tình yêu thương con trẻ, có khả năng sư phạm để dạy các cháu hoạt động, tham gia các trò chơi tập thể, giúp các cháu hòa đồng, mạnh dạn trước mọi người.
Ngoài ra thì cần thêm các kĩ năng chăm sóc, dỗ dành các cháu lúc các cháu ăn, khi ngủ, lúc quấy phá, bệnh tật, gặp sự cố ngoài ý muốn…chỉ thế thôi cũng đã tốt lắm rồi.
Yêu cầu về ngoại ngữ lại bắt giáo viên đổ xô đi học kiếm tấm chứng chỉ về minh chứng bằng cấp nào có ích lợi gì đâu?
-Tiếp tục với Giáo trình Life từ bài 6 đến bài 9 và 01 giáo trình phụ hỗ trợ phần Nghe, từ vựng và Ngữ pháp
- Có bốn kỹ năng: Nghe-Nói -Đọc- Viết xoay quanh các chủ đề: Đời sống trong quá khứ- Giải trí- Diện mạo và Du lịch
- Khóa học kéo dài trong 5 tuần mỗi tuần học 8 tiết/ 2buổi