Các Phường Ở Thanh Xuân Hà Nội

Các Phường Ở Thanh Xuân Hà Nội

Thế kỷ XII, tại huyện Thanh Oai có chùa Thanh Xuân (tức chùa Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngày nay). Thời Pháp thuộc, ven đường Thiên Lý đi vào nội thành Hà Nội, trước cửa chùa Thanh Xuân xuất hiện một dãy phố nên gọi là phố Thanh Xuân, có bến xe điện Thanh Xuân. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều khu chung cư được xây dựng thành khu tập thể Thanh Xuân, sau trở thành tiểu khu Thanh Xuân thuộc khu phố Đống Đa (năm 1981 đổi thành phường Thanh Xuân, quận Đống Đa, nay là phường Thanh Xuân Trung trong quận). Năm 1982 thành lập phường Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa (nay là 2 phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam trong quận).

Thế kỷ XII, tại huyện Thanh Oai có chùa Thanh Xuân (tức chùa Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngày nay). Thời Pháp thuộc, ven đường Thiên Lý đi vào nội thành Hà Nội, trước cửa chùa Thanh Xuân xuất hiện một dãy phố nên gọi là phố Thanh Xuân, có bến xe điện Thanh Xuân. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều khu chung cư được xây dựng thành khu tập thể Thanh Xuân, sau trở thành tiểu khu Thanh Xuân thuộc khu phố Đống Đa (năm 1981 đổi thành phường Thanh Xuân, quận Đống Đa, nay là phường Thanh Xuân Trung trong quận). Năm 1982 thành lập phường Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa (nay là 2 phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam trong quận).

Giới thiệu về phường Thanh Xuân Bắc

Thanh Xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phường được thành lập dựa trên cơ sở phường Thanh Xuân Bắc cũ thuộc quận Đống Đa. Phường nằm dọc hai bên đường quốc lộ 6 từ cột km 8 đến cột km 9 + 200.

Nơi đây trụ sở của Học viện Chính trị Khu vực I số 15 Khuất Duy Tiến, là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hai bệnh viện lớn có thể kể tới là: bệnh viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. Thứ 2 là bệnh viện Xây Dựng trên đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc. Đây là bệnh đa khoa hạng I thuộc Bộ Xây Dựng, được trang bị hiện đại chăm sóc sức khỏe cho cán bộ ngành cũng như nhân dân.

Bách Hóa Thanh Xuân: trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. Địa điểm có nhiều dịch vụ tiện ích như: mua sắm, gửi hàng hóa, tụ tập bạn bè. Cũng là nơi trả khách của tuyến xe khách liên tỉnh Đoàn Xuân, từ Hải Phòng tới Hà Nội. Khu vực cũng có nhiều khu tập thể cũ chờ dự án giải tỏa và xây dựng của nhà nước như: khu tập thể Thanh Xuân Bắc, khu tập thể này đã được xây dựng khá lâu, hiện nay xuống cập nhiều. Mật độ dân số ở đây khá đông.

Phường Thanh Xuân Bắc có địa giới hành chính:

Phường Thanh Xuân Bắc có diện tích 49,42 ha (0,49 km2), dân số năm 2022 là 21.225 người, mật độ dân số đạt 42.948 người/km².

Dân cư phường Thanh Xuân Bắc chủ yếu là người lao động, dân buôn bán, được chính quyền địa phương quan tâm xây dựng đời sống vật chất và tinh thần. Trật tự an ninh xã hội trong khu vực luôn được giữ gìn, đảm bảo hạn chế tệ nạn xã hội.

Các tuyến đường chính - phụ và khung giá đất

Phường Thanh Xuân Bắc bao gồm 5 tuyến đường chính với chiều rộng lòng đường từ 5,34m đến 8,28m:

+ Khuất Duy Tiến - Đất ở đô thị - giá từ 17,6 triệu/m2 đến 45,2 triệu/m2

+ Nguyễn Quý Đức - Đất ở đô thị - giá từ 11,8 triệu/m2 đến 28,7 triệu/m2

+ Nguyễn Trãi - Đất ở đô thị - giá từ 15,3 triệu/m2 đến 48,2 triệu/m2

+ Vũ Hữu - Đất ở đô thị - giá từ 10,3 triệu/m2 đến 25,3 triệu/m2

+ Lương Thế Vinh - Đất ở đô thị - giá từ 11,8 triệu/m2 đến 28,7 triệu/m2.

Các tuyến đường chính: Lương Thế Vinh, Nguyễn Quý Đức, Vũ Hữu, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc tương đối rộng, là nơi đón trả khách của nhiều tuyến xe khách liên tỉnh nên giờ cao điểm khá ùn tắc. Các tuyến phố nhỏ được quy hoạch xanh, sạch, gọn.

Trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, các điểm dừng xe bus không quá nhiều, nhưng có nhiều tuyến, tần suất hoạt động liên tục.

+ 39 - 41 Khuất Duy Tiến: 21B,22B,39,78

+ Số 9 Khuất Duy Tiến: 21B,22B,39,78

+ Bách hóa Thanh Xuân: 1,2,19,21A,22B,22C,27,39,78,105.

Chung cư 282 Nguyễn Huy Tưởng

Cụ thể, quận Hoàn Kiếm có 2 phường: Hàng Đào và Hàng Bạc; quận Hai Bà Trưng có 4 phường: Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm và Phạm Đình Hổ; huyện Phúc Thọ có 3 xã: Cẩm Đình, Phương Độ, Vân Hà; huyện Phú Xuyên có 1 xã là Thụy Phú; huyện Thanh Oai có xã Kim An; và Mỹ Đức có xã Mỹ Thành.

Sau khi xem xét, Hà Nội đề xuất hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số phường Nguyễn Du với phường Bùi Thị Xuân và sáp nhập một phần diện tích tự nhiên (0,01 km2) và dân số (642 người) của phường Ngô Thì Nhậm (từ số nhà 52 đến số nhà 214 phố Huế) thành một đơn vị hành chính mới đặt tên là phường Nguyễn Du.

Sáp nhập toàn bộ phần diện tích tự nhiên (0,18 km2) và dân số còn lại (5.526 người) của phường Ngô Thì Nhậm vào phường Phạm Đình Hổ.

Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cẩm Đình với diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phú thành một đơn vị hành chính mới gọi là xã Xuân Đình

Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phương Độ với diện tích tự nhiên và dân số của xã Sen Chiểu để thành lập đơn vị hành chính mới là xã Sen Phương.

Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Thụy Phú với diện tích tự nhiên và dân số xã Văn Nhân để thành lập đơn vị hành chính mới là xã Nam Tiến.

Thực hiện phương án sắp xếp như trên vì “các đơn vị được sáp nhập với nhau có địa giới hành chính liền kề, có chung các yếu tố văn hóa, xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đảm bảo sự ổn định về an ninh trật tự và

của nhân dân sau khi sắp xếp”, theo UBND TP.Hà Nội.

Còn 5 đơn vị hành chính Hà Nội đề nghị chưa tiến hành sắp xếp, gồm: phường Hàng Bạc và phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm)

; xã Kim An (huyện Thanh Oai) do cách xa các đơn vị hành chính khác; xã Mỹ Thành (huyện Mỹ Đức) do giá trị truyền thống, lịch sử cách mạng (quê hương đại tướng Văn Tiến Dũng); xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) nhân dân không đồng ý với việc đặt tên mới là Vân Cốc.

Sau sắp xếp, phường Nguyễn Du sẽ lấy trụ sở UBND phường Bùi Thị Xuân (cũ) tại số 10 Trần Nhân Tông làm trụ sở của Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể; lấy UBND phường Nguyễn Du (cũ) tại số 44 Trần Nhân Tông làm trụ sở đơn vị hành chính mới.

Phường Phạm Đình Hổ lấy địa chỉ 44 phố Trần Xuân Soạn làm trụ sở hành chính mới; trụ sở phường Phạm Đình Hổ (cũ) tại số 2 phố Tăng Bạt Hổ làm trụ sở Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể.

Việc sắp xếp sẽ chính thức có hiệu lực sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh đơn vị hành chính.

Trước đó, vào tháng 7.2019, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ

và Bộ Nội vụ xin giữ ổn định cả 21 đơn vị hành chính không đáp ứng đủ cả 2 tiêu chí, bởi ngoài 12 phường, xã được đề cập ở trên, quận Hoàn Kiếm còn có 9 phường khác gồm Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm,  Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền... thuộc diện này.

Tuy nhiên, sau đó, Hà Nội vẫn phải sắp xếp đối với một số phường, xã đã đề cập trên đây.